Muôn nẻo đường tìm việc – Phần 2: Vượt qua kì phỏng vấn like a boss

Sau khi đọc xong phần 1, hi vọng các bạn đã chuẩn bị được cho mình 1 mẫu CV rõ ràng mạch lạc. Nếu mọi chuyện đều ổn, khoảng 1-5 ngày sau khi gửi CV, bạn sẽ được một/nhiều công ty gọi điện thoại mời đi phỏng vấn. Sau khi nhận điện thoại, hãy kiểm tra hộp mail, sau đó gửi mail xác nhận rằng mình sẽ có mặt tại công ty lúc X giờ, ngày Y để thực hiện phỏng vấn nhé, quên gửi mail là chết đấy.

Một số công ty còn có thêm vòng interview qua điện thoại. Một số công ty lớn (Fsoft, Harvey Nash, …) có cả entry test – bài thi đầu vào dành cho ứng viên, bao gồm: Thi tiếng Anh, kiến thức lập trình cơ bản, các bạn nên chú ý.

20130709-StudentTesting-GoogleImages

Những việc bạn cần làm trước khi đi PV

  • Tìm đường đến nơi PV: Nếu có thể, hay đi ngang nơi phỏng vấn trước đó 1 ngày. Điều này giúp bạn ước lượng được khoảng thời gian đi. Tới hôm phỏng vấn, bạn sẽ khá hồi hộp, lo lắng; biết trước đường tới nơi phỏng vấn sẽ giúp bạn tự tin hơn so với tới hôm PV mới tìm.
  • Tìm hiểu công ty bạn PV: Đây là điều quan trọng nhất mà khá nhiều bạn bỏ sót. Hãy lên trang web của cty đó, xem và ghi nhớ những thông tin quan trọng như: Công ty tập trung vào lĩnh vực nào, môi trường làm việc ra sao, công ty coi trọng những giá trị nào của nhân viên… Biết những điều này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về công việc mình sắp làm, cũng như ghi điểm với nhà tuyển dụng.
  • Xem xét giá cả thị trường, yêu cầu lương hợp lý: Có một thực tế phũ phàng là, nếu bạn không đòi hỏi mức lương, nhà tuyển dụng sẽ trả cho bạn mức lương thấp nhất có thể (Ai cũng muốn tiết kiệm mà). Mức lương có thể được ghi rõ trong mẫu quảng cáo việc làm, có thể không. Bạn có thể tham khảo mức lương từ những người quen làm công ty đó, hoặc người quen có vị trí tương đương vị trí bạn muốn apply (VD bạn muốn apply vị trí senior dev, bạn có thể hỏi người quen làm senior dev để biết khoảng lương).
  • Ôn lại kiến thức: Xem lại kiến thức cơ bản về lập trình, OOP, tiếp theo là những kiến thức liên quan đến phần mà nhà tuyển dụng yêu cầu (C#, Java, SQL, MVC, Struts, …). Bạn có thể google C# interview questions hoặc tương tự để tìm những câu hỏi phỏng vấn hay được hỏi. Bạn nên dành 3-5 ngày cho việc này.

reviewing_

Quy trình phỏng vấn

Như mình đã nói ở đầu bài, quy trình phỏng vấn ở các công ty thường khác nhau, tuy nhiên nó thường bao gồm các bước sau.

Phone interview hoặc entry test

Đây là vòng để sàng lọc ứng viên, tiết kiệm thời gian cho nhà tuyển dụng. Bạn sẽ bị hỏi một số kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, framework mình ghi trong CV (C#, MVC, …). Qua buổi phỏng vấn ngắn (20-30p), người phỏng vấn sẽ quyết định có nên mời bạn đến cty phỏng vấn hay không

Face interview – Vòng quan trọng nhất

Nếu mọi chuyện êm xuôi, bạn sẽ tới công ty để phỏng vấn. Hãy nhớ rằng đây cũng là cơ hội để bạn phỏng vấn ngược lại nhà tuyển dụng. Bạn có thể quan sát công ty để có cái nhìn tổng quan về không khí làm việc, môi trường làm việc. Dưới đây là những câu hỏi bạn sẽ được hỏi khi phỏng vấn:

  • Giới thiệu bản thân? Bạn có thể nói sơ về số năm kinh nghiệm, sở thích về công nghệ, vị trí muốn làm (Khoảng 2p thôi nhé).
  • Hãy nói về 1 project bạn đã làm? Bạn làm vai trò gì? Người PV sẽ hỏi khá kĩ về cấu trúc project, công việc bạn làm, khó khăn bạn gặp phải, cũng như cách xử lý. Họ sẽ đánh giá được nhiều điều từ bạn qua câu hỏi này.
  • Một loạt các câu hỏi technical liên quan tới những gì bạn ghi trong CV. Bạn sẽ được hỏi từ backend (Database, SQL, Entity Framework, LINQ, Delegate), cho tới front end (HTML, CSS, jQuery, AngularJS,…), và những điều liên quan tới framework (MVC routing, model mapping, …). Ngoài những câu lý thuyết, có thể bạn sẽ được yêu cầu giải quyết vấn đề. Vd: Anh muốn submit một form bằng Ajax phải thế nào?
  • Một loạt câu hỏi liên quan đến OOP, kiểu dữ liệu, thuật toán v..v. Đây là những câu hỏi về kiến thức fundamental, dùng để đánh giá kiến thức nền tảng của bạn, không liên quan đến ngôn ngữ hay framework nhé. Có thể bạn sẽ bị bắt viết code trên giấy hoặc trên máy để giải một số câu hỏi đánh giá trình độ.
  • Một số câu hỏi cá nhân để không khí bớt căng thẳng: Bạn có sở thích gì? Bạn có điểm yếu điểm mạnh gì? Cứ trả lời thành thật nhé. Người PV không chỉ đánh giá bạn qua khả năng kĩ thuật, mà còn đánh giá qua thái độ làm việc, thái độ trả lời câu hỏi. Có nhiều câu hỏi bạn không biết, nhưng nếu cố gắng trả lời, thể hiện thái độ muốn học hỏi bạn vẫn sẽ được đánh giá cao nhé.
  • Cuối buổi phỏng vấn, bạn sẽ được hỏi câu cuối cùng: Bạn có câu hỏi gì không? Mình khuyên các bạn nên hỏi về những điều sau đây: Môi trường làm việc ra sao, có bắt OT không? Chính sách review tăng lương tăng thưởng thế nào? Công ty có tổ chức seminar hay chính sách gì để giúp nhân viên phát triển không?. Những câu hỏi này sẽ thể hiện bạn có tinh thần làm việc nghiêm túc, biết suy nghĩ đến tương lai.

interview2

Người PV bạn có thể là PM, Team Leader của một dự án. Nếu mọi chuyện ok, bạn sẽ phỏng vấn với quản lý, nhân sự hoặc chính người PV để đàm phán về lương bổng cũng như thời gian bạn có thể bắt đầu đi làm. Sau khoảng 2-10 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được điện thoại, mail thông báo kết quả PV. Nếu bạn được nhận, mail có thể đính kèm offer letter. Bạn nhớ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để nộp cho phòng nhân sự vào ngày đầu tiên đi làm của mình nhé.

* Sau buổi phỏng vấn, nhớ gửi một email cảm ơn cho người đã phỏng vấn mình. Đây là một điều nho nhỏ, hiệu quả lại lơn lớn mà các bạn thường “quên” không làm.

Ngoài ra, mọi người có thể tìm đọc cuốn What color is your parachute?. Đây là một cuốn sách khá hay về xác định bản thân, phỏng vấn và xin việc. Hi vọng bài viết này sẽ có ích cho các bạn.

14 thoughts on “Muôn nẻo đường tìm việc – Phần 2: Vượt qua kì phỏng vấn like a boss”

  1. Cảm ơn tác giả về bài viết, mình học được nhiều kiến thức từ blog của tác giả, hy vọng tác giả có nhiều bài viết chia sẻ bổ ích nữa.

    Like

  2. Cái dụ đàm phán về lương ấy ạ, nếu mình đưa ra mức đàm phán mà họ không chấp nhận có nghĩa là mình sẽ tèo luôn ạ ??

    Like

    1. Không chấp nhận thì họ sẽ hạ mức lương em đề nghị xuống, bảo rằng họ không trả được, vì mỗi vị trí thì công ty có một range lương cố định.
      Họ sẽ bảo chỉ có thể trả cho em mức đấy thôi, em có quyền từ chối hoặc chấp nhận.

      Liked by 1 person

  3. Khi đi phỏng vấn có cần mang theo hồ sơ không ad? nếu có thì gồm những gì ạ? thank ad Hoàng đẹp trai ^_^

    Like

Leave a comment