Những kĩ năng cần có của một web developer

Hiện nay, một lập trình viên có thể lựa chọn cho mình nhiều hướng phát triển: Lập trình nhúng (Embeded System), lập trình web, lập trình ứng dụng di động, … Vì mình đi theo hướng lập trình web, mình sẽ chia sẻ một số kĩ năng mà các bạn cần chuẩn bị nếu muốn theo con đường web developer.

lap-trinh-web-full-stack

Kĩ năng front-end

Nói đơn giản: Front-end là những gì người dùng nhìn thấy và tương tác. Nó là “mặt tiền” của một trang web. Nếu bạn thích thiết kế, gần gũi với người dùng thì bạn có thể tập trung phát triển những kĩ năng front-end, trở thành một front-end developer (Lương cũng cao lắm đấy nhé). Những kĩ năng bạn cần phát triển bao gồm:

  • HTML/CSS/Javascript cơ bản (Đừng nghĩ js dễ nhé, khó lắm đấy).
  • Một số thư viện/framework nổi tiếng: Bootstrap, jQuery, AngularJS, EmberJS.
  • Kĩ năng thiết kế, sử dụngPhotoshop. Kiến thức và kinh nghiệm về UI/UX.
  • LESS, SASS (stylesheet language).
  • Sử dụng npm, grunt, … để optimize, minimize HTML/CSS/JS.
  • Kiến thức về Ajax, cách thiết kế giao diện responsive …..

Vai trò của front-end trong 1 dự án là khá quan trọng, vì giao diện là thứ đập vào mắt người dùng đầu tiên. Front-end developer không chỉ thiết kế giao diện đẹp, mà còn phải rõ ràng, dễ sử dụng. Người dùng có thể làm việc mình muốn một cách đơn giản, nhanh gọn (Google là một ví dụ).

Một số sách hay để nâng cao kĩ năng front-end:

  • Series Head First, The Missing Manual (Head First HTML & CSS, jQuery The Missing Manual …)
  • Don’t make me think
  • The Design of Everyday Things

Web-Designer1

Kĩ năng back-end

Back-end là những thứ người dùng không nhìn thấy, nhưng giúp cho hệ thống hoạt động trơn tru. Dữ liệu của người dùng, thuật toán phân tích … đều nằm ở back-end. Nếu front-end là lớp sơn, lớp vỏ của một ngôi nhà thì back-end chính là giàn giáo, xương sườn của ngôi nhà đó. Những kĩ năng bạn cần có gồm có:

  • Ngôn ngữ server-side để viết back-end: C#, Java, Python, Ruby, …. Dĩ nhiên là phải bao gồm kiến thức về những web framework đi kèm các ngôn ngữ này: ASP.NET MVC, Spring, Django, Rails …
  • Kiến thức về database SQL: MS SQL Server, MySQL, … Gần đây một số database NoSQL đang khá thịnh hành: Neo4j, MongoDB, …
  • Kiến thức về web nói chung, cách viết Web Service, cách đăng nhập và phân quyền .
  • Kiến thức về 1 số CMS: WordPress, Joomla, Umbraco, ….

Kiến thức phần back-end rất nhiều và phức tạp, do đó một back-end developer chỉ nên tập trung vào 2-3 ngôn ngữ chính, đừng ráng ôm hết kẻo “tấu hỏa nhập ma”. Code phần back-end thường rất nhiều và “khủng”, do đó cần có cấu trúc tốt, dễ cải tiến và mở rộng (bằng cách áp dụng SOLID). Back-end developer có thể trau dồi kiến thức để leo lên vị trí System Analyst hoặc  Software Architecture.

Một số sách hay cho back-end developer:

web-development

Kĩ năng phân tích thiết kế

Hiện nay, ranh giới giữa front-end và back-end trong lập trình web khá mong manh. Đa phần các web developer thường giỏi về back-end, có kha khá kiến thức về front-end, việc này khá hữu dụng. Biết cả front-end và back-end, bạn sẽ biết được một trang web hoạt động như thế nào – từ đầu tới cuối.

Lập trình viên front-end, back-end cũng có thể “lấn sân” qua mảng mobile nhờ sự giúp sức của một số framework như Cordova (HTML, CSS, JS), Ionic, Window Phone App (C#), … Để tăng giá trị của bản thân, ngoài kĩ năng cứng, bạn cần trau dồi kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề : Khách hàng cần gì ở trang web, lượng truy cập là bao nhiêu, làm sao để tăng performance. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá kĩ năng này của bạn khi phỏng vấn đấy.

Một số sách nên tham khảo:

  • The Pragmatic Programmer: From Journeyman to Master
  • The Passionate Programmer: Creating a Remarkable Career in Software Development
  • Getting Real
  • Cracking the Coding Interview: 150 Programming Questions and Solutions

website_project

Bài viết này được viết theo yêu cầu của bạn Phước Lê đã comment trong bài “Kỷ niệm post thứ 50“. Rất mong nhận được sự góp ý và ủng hộ từ các bạn.

30s quảng cáo

book.jpg

Đây là một bài viết được trích dẫn từ cuốn sách “Code dạo kí sự – Lập trình viên đâu phải chỉ biết code” do mình viết. Quyển sách bao gồm những kĩ năng từ mềm đến cứng mà mỗi developer phải có, đảm bảo sẽ rất có ích cho các bạn sinh viên hoặc lập trình viên đã đi làm. Các bạn xem thông tin và đặt mua sách tại đây nhé: Sách Code Dạo Ký Sự.

32 thoughts on “Những kĩ năng cần có của một web developer”

  1. Cho em hỏi em chưa biết gì về code hay web, học trái ngành(em học kỹ thuật) bây giờ tự học từ đầu liệu có thể làm web dev ko ạ? em thấy mình không thích hợp với ngành đang học và muốn chuyển sang hướng mới nhưng vẫn phải học vì yêu cầu gia đình …

    Like

  2. Bạn có ở TP HCM ko? Có thể cho mình số đt để tiện liên hệ được không? Hiện tại mình đang có một sô dự án về website, nhưng mình không hiểu nhiều về lĩnh vực này, nếu được có thể cho mình cuộc hẹn nhờ bạn tư vấn giúp. Thạnks

    Like

  3. Hi Anh, A tư vấn hộ em với ạ. Em đã nắm được kiến thức HTML, CSS, Bootstrap, các kiến thức đấy chưa thành thạo lắm ạ. Và em nắm được Javascript với thư viện jquery ở mức cơ bản rồi.Em đã xây dựng được project thuần. Đang xây dựng project bằng laravel 5.3 rồi thì có khả năng xin được việc lập trình php luôn không ạ? Hay chỉ nên đi thực tập trước ạ. Tks a ạ

    Like

    1. Muốn biết xin được hay không thì em cứ viết CV, làm được gì thì bỏ vào CV rồi nộp đơn đi xin việc thôi :D.
      Anh không phải người tuyển dụng thì sao anh biết được :D.

      Like

  4. em vừa theo đuổi học php ngày đầu tiên, nhưng k thấy a đề cập gì về php cả, cảm thấy hoang mang quá :((

    Like

  5. Thực ra full stack developer là khái niệm rất vớ vẩn và có phần tự tin thái quá của một lượng lớn lập trình viên, thông thường khi nói full stack thì người đó thực chất là backend dev thì đúng hơn. Người ta thường nghĩ frontend là cái gì đó dễ dàng. Nhưng frontend ko chỉ có vài ba dòng code react vue tạo mấy cái component, làm việc với photoshop ui/ux và mấy cái thứ kể trên kia, mà còn phải biết làm rất nhiều thứ như vẽ các dạng đồ thị 2D/3D với d3, paper hoặc canvas. Phải biết thành thạo các thư viện chuyển động gsap, pop, spring. Phải có kinh nghiệm với các thư viện/game framework lớn như three pixi phaser. Phải biết các khái niệm tính toán vật lí như chuyển động lò xo, hình học phẳng, hinh học không gian, đại số tuyến tính. Các thư viện vật lí như matter, box2d cũng phải sờ tới. Đặc biệt bên cạnh javascript thì cũng phải biết viết webgl shader bằng glsl. Ông nào ko biết mấy cái kể trên thì xin tự nhận mình là backend developer cho rồi.

    Like

  6. Hi anh, em có câu hỏi là nếu chỉ theo front-end thì sau này có thể thăng tiến lên lead, pm, manager được không ạ. Em chỉ thích front-end nhưng nếu tìm hiểu chuyên sâu thì có cơ hội không ạ?

    Like

Leave a comment