Mặt tối của ngành công nghiệp IT – Phần 2

Nối tiếp phần 1, bài viết này sẽ tiếp tục giới thiệu một số góc khuất ít người biết về ngành IT.

4. Giỏi technical không chưa đủ

Nhắc lại một câu nói từ bài cũ:

Một điều khá may mắn trong ngành IT là: Vì đây là một ngành nặng về kĩ thuật. do đó bạn chỉ cần giỏi tập trung trau dồi technical cho giỏi. Chỉ cần technical giỏi, bạn sẽ được đồng nghiệp coi trọng, cấp trên tin tưởng giao phó trách nhiệm. Chỉ cần technical giỏi, con đường sự nghiệp của bạn sẽ rộng thênh thang, bạn sẽ nhanh chóng leo lên vị trí senior, team leader, technical lead, … Chỉ cần technical giỏi, lương bạn sẽ tăng vù vù, từ 500$, 1000$, 2000$, các quảng cáo tuyển dụng toàn cần người giỏi technical còn gì?

Nhiều bạn ngáo ngơ mới ra trường vẫn tưởng điều này là đúng, thấy mình hơi giỏi nên tỏ thái độ khi phỏng vấn. Môi trường làm việc đòi hỏi nhiều thứ hơn cả khả năng code, đó là: khả năng giao tiếp, khả năng trình bày/thuyết trình, kĩ năng thương thảo, khả năng làm việc nhóm, … Tới những cấp cao hơn như team lead, quản lý, bạn còn phải biết cách quản lý, chia việc, cách thuyết phục, nói cho người khác nghe. Khả năng code là bắt buộc, nhưng chỉ code không là chưa đủ nếu bạn muốn sống sót và thăng tiến trong ngành này.

super-computer-nerd

5. Cấp trên thường “đéo biết gì cả”

Đôi khi nói cấp trên “đéo biết gì” cũng không sai. Một sự thật buồn cười của ngành mình là: Nếu giỏi technical, developer sẽ được đẩy lên làm quản lý. Ở cấp quản lý, họ ít có thời gian code, mà phải lo chia việc, quản lý nhân sự, quản lý dự án,… toàn những việc trước giờ họ chẳng bao giờ làm. Ở cương vị mới, họ cũng phải học dần dần về quản lý, giống như chúng ta mới bắt đầu học code vậy thôi.

Các bạn lập trình viên thường có suy nghĩ rằng “Ông team leader/PM có code bao giờ đâu, công nghệ mới cũng *éo biết”. Điều này đúng, vì họ còn phải lo nhiều việc khác: nhân sự, tài nguyên, phỏng vấn ứng viên, hoặc đấu đá nội bộ công ty ,… không có đủ thời gian để trau dồi technical. Đôi khi tranh cãi về một vấn đề, bạn chỉ thấy vấn đề technical, họ còn phải chú ý đển nhiều khía cạnh khác như: sắp xếp team, tiến độ dự án, trình độ thành viên, …

Do vậy, đừng giữ thái độ thù hằn, cay cú hay xem thường cấp trên. Hãy cứ cố gắng thấu hiểu và học hỏi họ đi, biết đâu sẽ có lúc bạn “bị” đẩy lên làm quản lý như họ thôi. Gợi ý nhỏ: Nếu cấp trên thật sự “ngu” và bạn không chiụ nổi, cứ thoải mái chuyển công ty/chuyển phòng ban khác thôi, ngành mình cũng dễ xin việc lắm.

2

6. Lập trình viên dần đang mất giá

Hôm trước, mình nhận được mail giới thiệu việc làm thêm của vlance – Một trang web cho freelancer Việt Nam. Nhìn giá cả các dịch vụ IT ở Việt Nam mà thấy thương: Một ứng dụng chỉ có giá 2 triệu, một website chỉ khoảng 1 triệu. Một phần do các công ty IT ở Việt Nam phá giá, làm mọi thứ từ web tới app với giá rẻ mạt. Một phần do các bạn developer Việt Nam đang bán rẻ chất xám, bán rẻ sức lao động của chính mình.

5

Ở đầu bài, mình từng nói rằng ngành lập trình viên có mức lương kha khá. Với các vị trí như senior, team leader, PM thì lương 1000-3000$/tháng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, mức lương ở các vị trí thấp hơn lại … khá là thấp. Một phần là do nhiều bạn trẻ đổ xô đi học công nghệ thông tin, học lập trình, khi ra trường lại không đủ trình độ, đành ngậm ngùi làm những công việc nhàm chán, mức lương thấp.

Công nghệ hiện đại làm mọi người dễ tiếp cận việc lập trình hơn, nên người dùng có thể làm web, làm ứng dụng dễ dàng. Lập trình viên thì ngày càng “lười” hơn, “nhàn” hơn nhờ các framework. Trong tương lai, có thể ngành lập trình sẽ không còn hot như bây giờ, lập trình viên sẽ rớt giá “thê thảm”.

program_for_food

Kết. Thế giờ em phải sống nàm thao?

Nghe mình “hù” nãy giờ, chắc bạn cũng hơi nghi ngại rồi phải không? Đừng lo, hãy áp dụng một số lời khuyên dưới đây của mình.

  • Nắm vững kiến thức nền tảng, học nhiều ngôn ngữ chứ đừng ôm khư khư 1 ngôn ngữ. C++, C#, Java, … có hay đến đâu cũng chỉ là công cụ. Quan trọng là bạn làm được gì với ngôn ngữ mình biết.
  • Ngành mình có rất nhiều developer, nhưng có rất ít developer giỏi. Hãy tự trao dồi kiến thức và kĩ năng để tự nâng giá bản thân nhé, đã giỏi thì không lo thất nghiệp hay lương thấp.
  • Xác định con đường mình muốn đi: Manager hay Technical, hoặc mở công ty riêng. Học thêm mấy thứ ngoài luồng như: quản trị, kinh tế, khởi nghiệp,… sau này sẽ có ích lắm đấy.
  • Sống khôn hơn và đừng ngáo ngơ nữa. Chịu khó đi xã giao, tạo dựng danh tiếng, quan hệ. Hãy đọc blog của một số developer nổi tiếng để học cách suy nghĩ, cách làm việc của họ.

business-presentation-mumbai

Bạn nào muốn chia sẻ thêm về các mặt tối của ngành, hay có lời khuyên gì muốn đóng góp, cứ comment chia sẻ với mọi người nhé.

 

29 thoughts on “Mặt tối của ngành công nghiệp IT – Phần 2”

  1. mình thấy mục “giỏi technical thôi chưa đủ” chỉ là 1 điều kiện tiên quyết thôi, làm nghề gì chả phải có kĩ năng mềm, đâu có j là “mặt tối” đâu nhỉ

    Like

    1. Các ngành khác thì ko nói, ngành mình có nhiều “sinh viên” và “nhân viên” ngáo ngơ nghĩ là “Tao code giỏi nên tao là trùm, tao là boss, éo coi ai ra gì” lắm bạn :D.

      Like

  2. Bài viết mô tả nhiều mặt khác không phải toàn màu hồng của ngành IT, nhưng không đến nỗi để nói là mặt tối, mỗi ngành đều có khổ cực của riêng mình 😀

    Like

  3. Một mặt tối nữa là kiếm dự án ở VN rất chi là…., đôi lúc làm hồ sơ đến phút cuối rồi. Thằng con ông cháu cha nhảy vào thế là nó hớt hết công sức của mình

    Liked by 1 person

  4. Cảm ơn bác! đọc bài này em cũng được “đả thông” vài kinh mạch =))
    Bác cho em hỏi về thời gian để code và tìm hiểu tài liệu về IT, có cần thiết là bất cứ khi nào có thời gian thì nên đầu tư vào việc coding và đọc tài liệu về IT hay không?
    Bác hãy chia sẻ về cách sắp xếp thời gian để tìm hiểu một vấn đề trong IT cho hệu quả.
    Bác giữ sức khỏe để còn viết bài cho anh em nhé 😀

    Liked by 1 person

    1. Cty cũ mình cũng khá thoải mái, cho account pluralsight nên muốn học gì cứ pluralsight thẳng tiến thôi bạn.
      Lâu lâu dự án có lúc rảnh thì bạn có thể đọc tài liệu thêm, hoặc học ngôn ngữ mới. Đi làm về mình toàn chơi, phởn mới ngồi code mấy cái nho nhỏ :D.

      Liked by 1 person

      1. Bạn ơi cho mình hỏi chút, account pluralsight có thể đăng nhập từ nhiều máy được không?
        Bởi vì chí phí hàng tháng hơi cao nên định lập nhóm mua account 😀

        Like

      2. Hên xui bạn à, công ty mình bị khoá account cũng cả chục lần, mất 1, 2 cái account gì đấy, có lần đòi nó unlock được có lần không 🙂

        Like

  5. bài này có bao gồm thằng quản trị mạng với tester không anh, em học ngành an ninh mạng càng không biết sau này như thế nào nữa :v

    Like

    1. Bạn có thể cho mình xin face để tiện hỏi một số vấn đề được không mình đang rất cần tư vấn về ngành tester

      Like

  6. Mình thấy b nói khá đúng. Nhưng mình thấy cứ nắm vững các kiến thức nền tàng như c/c++, và kiến thức về system thì đi đâu cũng xin đc việc vài k usd. Chẳng qua khó giàu thôi. 😦

    Like

  7. Lập nhóm Hoàng Devs đi bạn ? Cái gì cũng cần có bước đầu (Đường xa khi ta bắt đầu bước chân đầu)

    Like

  8. cái mặt tối nhất là việc phải ngồi quá nhiều trước máy tính, hại mắt, đau lưng, suy giảm thể lực, bị các bệnh về cổ tay, đốt sống….thì lại ko nghe bài nói đến.

    Like

  9. Bài viết của bạn hay quá
    Mình thấy mục Hackathon viết khá hay làm sáng tỏ nhiều vấn đề lẩn khuất trong đó.
    Nói chung ngàng IT nước ta đâu có nhiều dự án phần mềm để làm đâu. Toàn làm outsource nên bị bóc lột là chuyện thường thấy. Đi làm thì yêu cầu giỏi technical, giỏi ngoại ngữ, môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch, đẳng cấp Châu Âu,…. nhưng khi nhận lương thì là bậc lương của Việt Nam.

    Liked by 1 person

    1. Tôi đồng ý với bạn ứng dụng doanh nghiệp rất nhiều đất nhưng doanh nghiệp hiện nay cần xài phần mềm chưa có nhiều gần như rất ít, cầu thấp thì khó có cung.

      Like

  10. 1 mặt tối nữa là ngành giáo dục IT Vietnam (ở ĐH) hầu như chả giúp ích j được nhiều. Có chắc cũng chỉ là cơ hội để kiếm học bổng theo computer science, chứ còn để ra làm việc thị trường VN hay nc ngoài thì toàn tự học (và mấy thằng ngành vật lí, tự học ngoài vô làm mình thấy giỏi hơn nhiều)

    Like

  11. Trong team với nhau còn chia phe phái cả, k chịu học hỏi lẫn nhau, còn cái đó nữa a

    Like

  12. Bạn ĐH mình code được mấy năm rồi sang làm cái khác hết rồi, công nhận công ty VN phá giá sản phẩm nên làm lương dân IT bèo bọt quá

    Like

Leave a comment