Series C# hay ho: Luận về cái chết của Silverlight

Lần trước, chúng ta đã chém gió về Win Form – một công nghệ đã lâu đời nhưng vẫn sống tốt sống khỏe tại Việt Nam. Lần này, chúng ta sẽ luận bàn về Silverlight – một công nghệ web khá hay (nhưng đã ngủm) của Microsoft. Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng Silverlight lại tử ẹo trước cả người anh WinForm của nó. Tại sao vậy? hãy đọc bài viết để biết nhé.

Silverlight – Anh là ai?

Silverlight là một framework dùng để xây dựng web application do Microsoft phát triển. Để chạy được các ứng dụng viết bằng Silverlight, trình duyệt phải cài đặt một plug-in (Tương tự như Flash). Ở các phiên bản đầu, Silverlight hỗ trợ rất nhiều trong việc stream dữ liệu, hình ảnh, animation. Microsoft cũng chăm chút cho Silverlight khá nhiều, nên Silverlight rất mạnh mẹ trong việc stream video với nhiều định dạng, data-binding, Ajax v…v. Cả Amazon Video và Netflix đều sử dụng Silverlight cho dịch vụ video trực tuyến của họ. Thế mới thấy Silverlight từng hot như thế nào.

Bản thân mình chưa từng code với Silverlight, nhưng đã từng tiếp xúc với WPF, người anh em cùng cha cùng mẹ với nó. Phần giao diện được viết bằng XAML, ta có thể dùng code-behind hoặc mô hình MVVM để bind dữ liệu. Microsoft đã khá tham vọng, chỉ viết code một lần với C# và XAML, ta có thể build thành ứng dụng Window với WPF, ứng dụng Web với Silverlight, ứng dụng Window Phone. Ngỡ tưởng tương lai Silverlight sẽ ngày càng sáng lạn, người người đổ xô vào học, nghiên cứu nó. Nhưng… đời mấy ai học được chữ ngờ.

silverlight-logo

Có tài nhưng không gặp thời, đành ngậm ngùi ôm hận

Flash là một web framework mạnh mẽ và từng được rất nhiều lập trình viên yêu thích. Tuy nhiên, với sự ra đời của iPhone, cụ Steve Jobs quá cố đã đập cho Flash vài đòn làm nó “thoi thóp”. Một trào lưu mới đã nảy sinh trong cộng đồng lập trình: Sử dụng HTML5, CSS3 và javascript để xây dựng web application, chứ không lệ thuộc vào plugin như Flash, Silverlight nữa.  Đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra cái chết của Silverlight.

Flash-is-dead

Ngậm ngùi thay, một trong những kẻ nhiệt tình nhất trong việc dìm chết Sliverlight chính là cha nó, Microsoft. Năm 2011, Microsoft từng khuyến khích các web developer sử dụng HTML5 và javascript thay cho Silverlight. Năm 2012, Microsoft chính thức khai tử đứa con cưng Silverlight của mình sau phiên bản 5.0. Tàn nhẫn hơn, cả trình duyệt Edge mới của Microsoft cũng từ chối thẳng thừng Silverlight, không hỗ trợ plug-in này. (Chuyện bên lề: Internet Explorer cũng từng có một thời hoàng kim, nhưng cũng đã bị Micorosft khai tử. Các bạn có thể đọc thêm ở đây).

Kết – Quân tử thất thời, tiểu nhân đắc chí

Xét cho cùng, không phải cứ là công nghệ hay/ngôn ngữ tốt thì sẽ được sử dụng rộng rãi, mà một phần còn phụ thuộc vào “thời thế” và duyên số nữa. Haskell, một ngôn ngữ hướng functional rất hay, được giới lập trình viên và khoa học gia tung hộ và ca tụng, nhưng chẳng mấy ai dùng để viết ra vài ứng dụng “có ích”. PHP, một ngôn ngữ được thiết kế thô sơ tạm bợ, nhận biết bao gạch đá của lập trình viên, lại được ngàn người triệu người sử dụng. Hay như javascript, thứ ngôn ngữ từng hứng chịu nhiều gạch đá không thua gì PHP, giờ lại thành đứa con cưng của HTML và giới web developer.

img

Cuộc đời của một công nghệ rất mỏng manh. Lời khuyên mình rút ra cho các bạn là: Đam mê công nghệ là tốt, nhưng đừng quá theo đuổi một ngôn ngữ/công nghệ nào đó. Có những thứ sống rất dai như C, C++, cũng có thứ sống chưa bao lâu đã ngủm như MooTools, Silverlight. Thay vào đó, hãy rèn luyện những kĩ năng mềm – thứ sẽ theo bạn đến hết nghiệp lập trình. Thân ái, hẹn gặp lại.

9 thoughts on “Series C# hay ho: Luận về cái chết của Silverlight”

  1. Làm một bài luận về Haskell đi, coi thử nó tốt như thế nào, tại sao nó lại không phổ biến, tại sao nó lại chỉ chuyên được dùng để nghiên cứu. Tại sao ra đời năm 90 lớn hơn thằng củ chuối php 5 tuổi mà vẫn không được ưu chuộng bằng. 😀

    Like

    1. Nhiều lý do nhưng đơn giản là vì nó … Khó, nhiều khái niệm, ít developer đủ trình xài. Tiếp nữa là thư viện không nhiều nên chả làm được gì hữu dụng cả =))

      Like

  2. Anh có thể viết một bài về việc đã tự học lập trình như thế nào được không ?? Em mới đang học cấp 3 và rất thích ngành này, anh có thể cho em vài lời khuyên được không ạ ??

    Like

  3. em từng đi thực tập cũng thấy winform cũng đc các khách hàng nhật khá ưa chuộng, ở Việt Nam cũng thế, và các công ty phần mềm vẫn hỗ trợ phát triển winform, nếu winform đã bị khai tử mà mình vẫn tiếp tục phát triển như vậy liệu có để lại hệ lụy gì ko anh, và sao các công ty biết winform bị khai tử rồi, mà vẫn làm các phần mềm winform cho khách hàng?

    Like

    1. Vì các hệ thống cũ đều viết bằng WinForm, nhân viên cũng quen dùng WinForm nên họ cứ thế bảo trì thôi.
      Có mấy hệ thống cách đây cả chục năm viết bằng COBOL, các công ty vẫn dùng, vẫn thuê lạp trình viên vì phí nâng cấp quá lớn.
      Nói chung ltv chỉ dùng công nghệ cũ thì hơi khó kiếm việc làm, nhưng nếu gặp cty cần thì có thể đòi lương cao vì … hiếm người code lắm;)

      Like

Leave a comment