Series JavaScript sida – Luận bàn về cái đít (this) trong javascript

Trước đây, mình đã đề cập tới một khái niệm khá khó nhằn trong javascriptcallback. Ở bài viết này, mình sẽ giải thích về cái đít, nhầm, cái this – một từ khóa dễ làm đau đầu các lập trình viên js. Ảnh trong bài viết chỉ có tính chất minh họa, các bạn chăm chú đọc bài chứ đừng ngắm mông với đít nhé ;).

2w54jeu

Từ khi đít (this) nhỏ còn hiền lành vô hại

Khi mới học, ta thấy this cũng khá đơn giản và vô hại. Nếu bạn từng học Java hoặc C#, hẳn bạn cũng nhớ từ khóa this dùng để trỏ tới chính object gọi hàm đó. Trong javascript, từ khóa this cũng đóng vai trò tương tự. Ở dòng code dưới, ta sẽ thấy this trở tới object person, in ra đúng những điều ta muốn.


var person = {
firstName: 'Hoang',
lastName: 'Pham',
showName: function() {
console.log(this.firstName + ' ' + this.lastName);
}
};
//Ở đây this sẽ là object person
person.showName(); //Hoang Pham.

view raw

thisSample.js

hosted with ❤ by GitHub

Một trường hợp khác, khi ta khai báo biến global và hàm global, toàn bộ các biến và hàm đó sẽ nằm trong một object có tên là window. Lúc này, khi ta gọi hàm showName, chính object window là object gọi hàm đó, this trỏ tới chính object window.


var firstName = 'Hoang', lastName = 'Pham';
// 2 biến này nằm trong object window
function showName()
{
console.log(this.firstName + ' '+ this.lastName);
}
window.showName(); // Hoang Pham. this trỏ tới object window
showName(); //Hoang Pham. Object gọi hàm showName vẫn là object window

Tới khi đít lớn và gây bao rắc rối

Nếu chỉ sử dụng theo 2 cách nêu trên, this khá dễ hiểu vào không gây ra mấy khó khăn khi sử dụng. Song, sự đáng sợ và khó chịu của this sẽ dần lộ ra qua các ví dụ dưới đây. Các bạn vui lòng tiếp tục chăm chú đọc bài chứ đừng ngắm mông với đít nhé ;).

girls in yoga pants 15_thumb

Rắc rối 1 – Hàm được truyền vào như một callback

Giả sử, ta muốn khi người dùng click vào một button, ta sẽ gọi hàm showName của user. Vô cùng đơn giản, ta chỉ cần truyền hàm showName vào như một callback cho hàm click là xong.


var person = {
firstName: 'Hoang',
lastName: 'Pham',
showName: function() {
console.log(this.firstName + ' ' + this.lastName);
}
};
//Ở đây this sẽ là object person
person.showName(); //Hoang Pham.
$('button').click(person.showName); //showName truyền vào như callback

Tuy nhiên, hàm lại không chạy như ta mong muốn. Mở developer tools lên thì thấy object this không có trường firstNamelastName. Kiểm tra kĩ chút nữa thì ta thấy this ở đây là chính button ta đã click vào, chứ không còn là object person như ví dụ trên nữa.

Trong trường hợp này, ta có thể sửa lỗi bằng cách sử dụng anonymous function, hoặc dùng hàm bind để xác định tham số this cho hàm truyền vào là được.


var person = {
firstName: 'Hoang',
lastName: 'Pham',
showName: function() {
console.log(this.firstName + ' ' + this.lastName);
}
};
$('button').click(person.showName); //showName truyền vào như callback, ở đây this chính là button
// Dùng anonymous function
$('button').click(function(){ person.showName() });
// Dùng bind
$('button').click(person.showName.bind(person)); //this ở đây vẫn là object person

Rắc rối 2 – Sử dụng this trong anonymous function

Giả sử, object person có một danh sách bạn bè, bạn muốn viết một function show toàn bộ bạn bè của person đó. Theo lý thuyết, ta sẽ viết như sau:


var person = {
firstName: 'Hoang',
lastName: 'Pham',
friends : ['Minh', 'Sang', 'Khoa', 'Hoang'],
showFriend: function() {
for(var i = 0; i < this.friends.length; i++)
console.log(this.firstName + ' have a friend named ' + this.friends[i]);
},
showFriendThis: function() {
this.friends.forEach(function(fr){
console.log(this.firstName + ' have a friend named ' + fr);
});
}
};
person.showFriend(); //Hàm chạy đúng
person.showFriendThis(); // Hàm chạy sai

Với hàm showFriend, khi ta dùng hàm for thường, hàm chạy đúng như mong muốn. Tuy nhiên, trong trường hợp dưới, khi ta dùng hàm forEach (xem lại ở đây), truyền vào một anonymous function, this ở đây lại thành object window, do đó trường firstName bị underfined.

Trong trường hợp này, cách giải quyết ta thường dùng là tạo một biến để gán giá trị this vào, và truy xuất tới giá trị đó trong anonymous function.


var person = {
firstName: 'Hoang',
lastName: 'Pham',
friends : ['Minh', 'Sang', 'Khoa', 'Hoang'],
showFriendFixed: function() {
var personObj = this; //Gán giá trị this vào biến personObj
this.friends.forEach(function(fr){
console.log(personObj.firstName + ' have a friend named ' + fr);
});
}
};
person.showFriendFixed(); //Hàm chạy đúng

Rắc rối 3 – Khi hàm được gán vào một biến

Trường hợp này ít xảy ra, nhưng mình cũng liệt kệ cho đủ bộ. Đó là trường hợp khi ta gán một hàm vào một biến, sau đó gọi hàm đó. Hàm sẽ không chạy như ta mong muốn, vì object gọi hàm lúc này chính là object window.


var person = {
firstName: 'Hoang',
lastName: 'Pham',
showName: function() {
console.log(this.firstName + ' ' + this.lastName);
}
};
//Ở đây this sẽ là object person, chạy đúng
person.showName(); //Hoang Pham.
var showNameFunc = person.showName; //Gán function vào biến showNameFunc
showNameFunc(); //Chạy sai, ở đây this sẽ là object window

view raw

thisVariable.js

hosted with ❤ by GitHub

Để giải quyết, ta cũng sử dụng hàm bind như trường hợp trên cùng, quá đơn giản phải không nào?


var person = {
firstName: 'Hoang',
lastName: 'Pham',
showName: function() {
console.log(this.firstName + ' ' + this.lastName);
}
};
var showNameFunc = person.showName.bind(person); //Gán function vào biến showNameFunc
showNameFunc(); //Chạy đúng vì this bây giờ là object person, do ta đã bind

Trong bài viết, mình đã sử dụng hàm bind để giải quyết một số vấn đề với từ khóa this. Thật ra, liên quan tới cái đít (this) không chỉ có bind mà còn có 2 mĩ nữ khác cũng phức tạp không kém là applycall. Ở một số bài viết tiếp theo, mình sẽ cùng các bạn lột đồ, lộn, vạch trần sự phức tạp của 3 hàm này. Nhớ đón xem nhé, ở các bài viết sau không có mông cũng chả có đít nữa đâu.

javascript-guy

Bài viết có tham khảo từ nguồn: http://javascriptissexy.com/understand-javascripts-this-with-clarity-and-master-it/. Đây là một trang web khá hay về javascript, mình ôn lại được khá nhiều kiến thức js bị hổng trong này.

15 thoughts on “Series JavaScript sida – Luận bàn về cái đít (this) trong javascript”

  1. Hấp dẫn quá sư huynh ơi, series js này tuần làm 3 tut lun đi sư huynh, tuyệt vời quá à.

    Like

  2. Đang làm ngồi coi bài bạn post .Lead đi ngang xong vể chỗ chat Skype hỏi :”em xem gì mà chỉ thấy hình đít gái thế ?” .Đơ người luôn

    Like

  3. Không khéo cuối tháng nhận cái mail “Cảm ơn bạn đã cộng tác với công ty ….” rùi mình cũng đi code dạo sao ta .Lead mới bị bồ đá nữa nên hơi khó tánh

    Like

  4. ở Rắc rối 2 cho mình hỏi tại sao gán var personObj = this; là function chạy đúng vậy?

    Like

    1. Tại vì khi bạn gán personObj = this thì lúc này this chính là person nên chạy ok đó ban

      Like

  5. Để giải quyết Rắc rối 2 thì không cần thiế phải gán biến this vào personObj (var personObj = this;), vì forEach của js cũng có 1 tham số cuối cùng là thisArg:
    arr.forEach(callback(currentValue [, index [, array]])[, thisArg]);
    Nên chỉ cần viết như sau:
    this.friends.forEach(function(fr){
    console.log(this.firstName + ‘ have a friend named ‘ + fr);
    }, this);
    ai chưa rõ có thể copy đoạn code ở bài viết thêm this vào và run ở console.

    Like

  6. Đọc bài này lại nhớ về cái lúc mình mới làm mấy cái chức năng lọc bằng js cho site. Cứ gọi click, select lồng nhau rồi this loạn cả lên 🙂 có điều mình hay dùng biến để fix lỗi this chứ ít khi xài bind.

    Like

Leave a comment