Chuyện học tiếng Anh – Phần 2: Tôi đã đạt TOEIC 945 như thế nào

Series gồm 3 phần:

Với nhiều bạn sinh viên, TOEIC là một kì thi khá quan trọng, vì nhiều trường đại học đòi hỏi tấm bằng TOEIC trên 400-600 điểm mới cấp bằng. Nối tiếp phần trước, trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ lại một số kinh nghiệm quá trình ôn tập, học và thi TOEIC. Bài viết này ngắn thôi:

Mình ôn tập, học mất 2 tháng, sau đó bước vào phòng thi và làm bài. Sau 2 tiếng mình ra khỏi phòng, làm bài dư 15 phút. Mình về nhà chờ 1 tháng, sau đó quay lại trung tâm nhận kết quả. Chấm hết…

certificate

Đùa các bạn tí ấy mà, các bạn kéo xuống dưới để xem tiếp bài viết nhé.

Chuẩn bị tinh thần và tài liệu

Một điều cần cảnh báo trước cho các bạn là: TOEIC rất dễ. Nhiều bạn cứ tưởng nó ghê gớm lắm chứ tới lúc bắt đầu ôn rồi mới thấy nó dễ không tả được, chắc chỉ khó hơn đề thi Anh Văn tốt nghiệp một chút thôi. Bạn bè mình nhiều đứa Anh Văn không giỏi nhưng tự ôn 2-3 tháng thi toàn được 7-800 điểm trở lên cả. Vì vậy nên các bạn nên bỏ tư tưởng sợ hãi đi nhé.

Ngoài ra, nội dung TOEIC là tiếng Anh thường nhật, công sở, chỉ có thể dùng khi đi xin việc được. Nếu bạn có ý định du học thì tập trung học và thi IELTS chứ đừng lấy bằng TOEIC làm gì nhé (Hồi đó mình rảnh nên thi cho vui thôi).

Thói quen của mình là chuẩn bị đầy đủ các tài liệu và lên lịch rồi mới bắt đầu học và ôn tập, không phải học tới đâu tìm tới đó. Các bạn tự học, tự ôn thi hay gặp một trong 2 vấn đề sau:

  1. Không biết Google nên không biết nên học ôn thế nào/chuẩn bị tài liệu gì.
  2. Biết Google nên tìm được một đống lời khuyên về học/ôn thi TOEIC, cuối cùng chết ngộp trong đống tài liệu vì nhiều quá, không biết học cái nào.

Teenage Student Studying Hard --- Image by © Randy Faris/Corbis

Với trường hợp 1, các bạn có thể hỏi ý kiến/kinh nghiệm từ người thân, bạn bè hoặc… ra trung tâm học. Nói gì thì nói, tự học đòi hỏi bạn phải kiên trì và chịu khó xây dựng thói quen, khá là vất vả. Ngoài trung tâm họ sẽ có một kì thi nhỏ nhằm đánh giá trình độ của bạn, từ đó tư vấn lộ trình và lớp học phù hợp. Mình không học ngoài trung tâm nên không giới thiệu được trung tâm nào tốt đâu nhe.

Đa phần bạn bè của mình sa vào trường hợp 2, bỏ cả mấy ngày trời tải về đủ thứ sách vở, tư liệu cả vài GB, sau đó tẩu hỏa nhập ma vì … nhiều quá, chả biết học thế nào, bắt đầu từ đâu. Kinh nghiệm của bản thân mình là: Bạn không cần quá nhiều sách ôn tập, chỉ cần đủ và chất lượng thôi. Để chuẩn bị cho kì thi TOEIC mình chỉ đọc đúng 4 cuốn sách dưới đây.

  • Starter TOEIC
  • Developing Skills for TOEIC Test
  • Toeic Analyst
  • Target TOEIC

Vốn mình định để các bạn tự tìm link nhưng thôi hôm nay đang vui, share link luôn: Download.  Bạn nào down xong nhớ nhìn qua bên tay phải, bấm nút like cái fanpage của mình cái nào :P.

2

Ôn thi TOEIC

Bạn chỉ bỏ thời gian ra khoảng 1 tiếng rưỡi – 2 tiếng mỗi ngày trong vòng 2 tháng là xong ngay. Luyện thi TOEIC hay IELTS thì đều phải trải qua 3 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: Ôn luyện lại kĩ năng tiếng Anh cơ bản nói chung như: Văn phạm, từ vựng, ngữ pháp, kĩ năng nghe đọc. Phần này thì mình không ôn nên không có tài liệu.
  • Giai đoạn 2: Làm quen với cấu trúc đề TOEIC, các dạng câu hỏi, những điều cần lưu ý. Trong tài liệu mình chia sẻ là 3 cuốn:  Starter TOEIC, Developing Skills for TOEIC Test, Toeic Analyst.
  • Giai đoạn 3: Thi thử, tính thời gian và làm quen với đề. Trong cuốn Target TOEIC mình share có 6 đề và lời giải.

Sau 3 giai đoạn ôn luyện này, bạn đã có đủ khả năng để bước vào phòng thi và làm bài rồi. Nếu còn thời gian rảnh, bạn có thể xem thêm một số tips và trick để tăng điểm số. Tuy nhiên các bạn nên nhớ một điều là: Khả năng tiếng Anh mới là thứ quan trọng nhất giúp bạn đạt điểm cao, những tips trick này chỉ giúp bạn không mất điểm một cách vô duyên thôi.

nnn

Lời kết

Quá trình thi cũng không có điều gì đáng nói. Bạn tới trung tâm đăng kí, chọn ngày thi và đóng tiền. Tới hôm thi nhớ cầm theo CMND/passport rồi vào phòng thi là được. Chất lượng âm thanh khá ổn, mỗi người có một tai nghe riêng nên đừng lo về phần Listening. Mấy bài viết về những điều cần lưu ý, kinh nghiệm rút ra khi làm bài có thể tìm được khá dễ dàng trên mạng. Mình không chuyên về tiếng Anh bằng người ta nên không viết lại nhé.

Như đã nói ở đầu bài viết, TOEIC rất dễ, còn IELTS nằm ở một đẳng cấp cao và khó hơn TOEIC nhiều lắm, do đó quá trình ôn thi IELTS cũng lâu và lắm gian truân hơn nhiều. Ở phần 3, mình sẽ chia sẻ về quá trình ôn và thi IELTS “đầy mồ hôi xương máu” này. Các bạn cứ thoải mái chia sẻ kinh nghiệm/cách luyện thi của mình trong topic này nhé.

20 thoughts on “Chuyện học tiếng Anh – Phần 2: Tôi đã đạt TOEIC 945 như thế nào”

  1. Chào anh , em đang hiện là sv của FU khoá 10 hiện tại em có rất nhiều thắc mắc và những vấn đề khó giải quyết, em hy vọng a có thể cho em lời khuyên từ 1 người đàn anh đi trước được không .

    Like

  2. Chào anh, anh cho hỏi làm thế nào để cải thiện khả năng nghe tiếng anh, thật sự đây là vấn đề rất nan giải với em, mong được anh giúp đỡ.

    Like

    1. Anh đọc sách nhiều nên quen, từ nào khó thì tra ngay, từ nào gặp nhiều thì tự nhớ thôi em. Anh cũng không ghi vào note hay dùng flashcard gì cả 😉

      Like

      1. Hii. Mình cũng vậy, nhưng nghe cùi bắp quá, đọc hiểu còn ổn tí 😥

        Like

  3. Mình thi ở hà nội phòng thi nghe loa, chẳng có tai nghe cho từng người nghe rất là khó, giọng đọc cứ lùm bùm chả nghe dc gì :<

    Like

  4. Anh cho em hỏi muốn làm việc ở các nước châu âu thì họ có yêu cầu bằng toeic,ielts không ạ, hay chỉ cần phỏng vấn tốt tiếng anh với họ là được rồi ạ.

    Like

Leave a comment