Review sách: Dreaming in Code – Nửa đêm mơ code

Dạo này vì lo viết bài technicalchém gió về nghề nghiệp dữ quá nên lâu rồi cũng chưa viết bài nào review sách. Từ đầu tháng 1 tới giờ mình cũng đọc được khoảng 5,6 cuốn nhưng không phải sách lập trình nên không review chém gió được. Cuốn sách này mình đọc xong hồi tháng 12 năm ngoái, kể về một dự án thất bại nổi đình nổi đám. Thôi thì đầu năm đầu tháng lôi tháng lôi thất bại của người khác ra review để rút kinh nghiệm vậy….

cover

Giới thiệu – Tóm tắt

Tên đầy đủ của cuốn sách là: Dreaming in Code – Two dozen programmers, three years, 4732 bugs, and one quest for transcendent software (Tạm dịch: Nửa đêm mơ code – 2 tá lập trình viên, 3 năm, 4 nghìn 7 trăm 32 con bug, và 1 hành trình truy cầu phần mềm siêu việt). Mình tình cờ đọc được review của cuốn này trên blog Joel on Software (Ai theo dõi blog mình chắc cũng biết lão này là cựu nhân viên Microsoft, người sáng lập StackOverflow). Tuy chưa tới mức thuộc dạng sách gối đầu giường như Code Complete, The Mythical Man-Month, Peopleware,… nhưng nó cũng được nhiều người khuyên đọc.

Cuốn sách kể về một dự án …. thất bại. Ối dzời! Dự án trong ngành phần mềm thì thất bại là chuyện thường ngày: có thể là do kinh phí không đầy đủ, thời gian quá gấp gáp, do xung đột giữa thành viên và quản lý, hoặc do trình độ lập trình viên quá thấp, không đủ khá năng để hoàn thành công việc…. Tuy nhiên, dự án trong sách, với cái tên xinh đẹp là Chandler, lại hoàn toàn không gặp phải những vấn đề trên. Product Owner của dự án là Mitch Kapor, người tạo ra Visicalc và Lotus – cha đẻ của Excel thần thánh, do đó không cần bàn về khả năng technical của ổng. Dự án được đầu tư một nguồn vốn khổng lồ, thu hút khá nhiều lập trình viên tài năng/gạo cội trong giới open-source. Ấy thế mà, nó vẫn cứ… thất bại, muốn biết vì sao à, tải ebook về đọc đi nhé :)).

software_engineering1

Nhận xét

Dream in Code sẽ kể bạn nghe câu chuyện thất bại của dự án Chandler, từ giai đoạn trong trứng nước cho tới lúc release ra mắt công chúng. Lối kể chuyện của sách khá hấp dẫn và cuốn hút, tuy không gây nghiện như Harry Potter hay Eragon nhưng cũng làm bạn dán mắt vào sách, không dứt ra được khi dõi theo những bước đi của dự án. Do dựa trên một câu chuyện có thật, ta hoàn toàn có thể cảm thông và thấu hiểu với những nhân vật trong sách – những người cũng cắm đầu vào code cả ngày như chúng ta. Sau những tháng đầu tiên đầy lửa nhiệt huyết và đam mê, những tháng sau dự án bắt đầu sa lầy do các vấn đề kĩ thuật, requirement, quản lý, làm việc nhóm, … đọc vừa bực mình vừa ức chế: “Hóa ra bọn nước ngoài tuy chuyên nghiệp, team toàn người giỏi mà cũng phạm mấy cái lỗi lầm cơ bản thế à”.

Sách khá dễ hiểu và dễ đọc, do chỉ toàn là kể chuyện nên đọc sách cũng giống như đọc hồi kí vậy thui. Với các bạn sinh viên hoặc mới ra trường thì mình không khuyến khích đọc cuốn này, sẽ cảm thấy khó hiểu vì không mường tượng môi trường làm việc/quá trình phát triển của một dự án, đi làm một thời gian hẵng đọc. Nói một cách khách quan, cuốn sách cũng không có ích mấy cho các bạn lập trình viên, vì nó không giúp các bạn code giỏi hơn hay làm việc hiệu quả hơn. Song với các bác ở cấp quản lý thì cuốn sách này lại khá là đáng đọc. Sách đầy những sai lầm về tổ chức/quản lý, cụ Mác đã nói “Hãy học từ sai lầm của người khác. Bạn sẽ không bao giờ sống đủ lâu để phạm phải tất cả sai lầm”. Các bác quản lý nếu chịu khó đọc cuốn này chắc cũng rút ra được nhiều điều.

project-failure
Kết luận: Nói sách không có ích không có nghĩa là nó không hay. Nếu bạn nào có đam mê đọc sách, muốn tìm hiểu thêm về ngành mình đang làm thì cứ thoải mái lên amazon đặt mua hoặc tải cuốn này về đọc nhé. Sách chỉ khoảng hơn 350 trang thôi, văn phong ngắn gọn đơn giản nên đọc 2 ngày cuối tuần với vài hôm là xong ngay.

 

8 thoughts on “Review sách: Dreaming in Code – Nửa đêm mơ code”

  1. Anh Hoàng có thể giới thiệu cho mọi người tên vài nhà sách bán những cuốn lập trình viết bằng tiếng anh như thế này không.

    Like

Leave a comment