Vài lời khuyên và định hướng chọn trường cho các bạn trẻ

Sắp tới tháng 7, một mùa thi đại học nữa sắp bắt đầu. Mình viết bài này để chia sẻ một số lời khuyên + định hướng về việc chọn trường đại học cho các em cấp 3, một ngưỡng cửa khá quan trọng của cuộc đời.

Đa phần các bạn đọc của blog đã là sinh viên đại học, hoặc đã đi làm nên chắc cũng ko cần đọc bài này. Tuy nhiên, hãy share nó cho em/cháu bạn hoặc phụ huynh của các em,  nó sẽ giúp họ có cái nhìn đúng hơn trong việc chọn trường cho con cháu.

khoi-d-nen-thi-truong-gi

Lời khuyên đầu: Học trường vừa sức

Lời khuyên đầu tiên mình muốn gửi tới các bạn/các em là: Chọn trường vừa sức mình. Vừa sức ở đây không chỉ có nghĩa là vừa sức đậu, mà còn có nghĩa là vừa sức học và cạnh tranh.

Tại sao lại chọn trường vừa sức mà không phải trường nổi tiếng? Tất nhiên, chất lượng dạy và học ởcủa các trường nổi tiếng này khá cao, tấm bằng đại học danh tiếng cũng khá có ích khi bạn ra trường xin việc hoặc muốn học lên cao.

Tuy nhiên, ở các trường này, do chất lượng đầu vào cao, bạn sẽ phải học và cạnh tranh với những đứa giỏi/thiên tài/quái vật. Nếu không đủ giỏi, việc cạnh tranh với những phần tử này dễ làm bạn nản lòng thoái chí. Chưa kể, do các giáo viên đã quen với việc dạy học sinh thông minh, có thể họ sẽ giảng giải với tốc độ nhanh hơn, khó hiểu hơn, làm bạn khó theo kịp.

Ngoài ra, vào những trường giỏi, bạn rất khó để vào top đầu lớp, hoặc gây ấn tượng với giáo viên (vì mấy đứa giỏi nhiều quá rồi). Ngày xưa, mình cũng đậu BK HCM nhưng không học, một phần là do FPT có học bổng 70%, một phần là do không muốn bỏ quá nhiều công sức vào việc cạnh tranh học tập. Vào FPT, mình dễ dàng đứng top lớp, được nhiều giáo viên thương + để ý, dễ dàng xin thư giới thiệu khi đi du học.

nhung-nguyen-tac-khi-chon-truong-dai-hoc

Lời khuyên thứ hai: Tự học đê, không ai dạy bạn đâu

Lời khuyên thứ hai là: Kiến thức ở trong trường không đủ để bạn xin việc đi làm đâu (Xem kĩ hơn trong series: Những điều trường đại học không dạy bạn). Do đó hãy bắt đầu rèn luyện kĩ năng tự học và tìm hiểu từ bây giờ đi. Những kiến thức bạn có được khi học đại học chỉ là nền tảng thôi! Nếu chỉ biết những gì được dạy, không chịu tự học, bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi ôm cái mớ nền tảng đó đi xin việc đấy.

Nhiều bạn đi học được 1, 2 năm bắt đầu rơi vào tình trạng mất phương hướng vì thấy những thứ mình học quá vô dụng, chẳng làm được gì. Thay vì chờ được thầy cô dạy, hãy tận dụng những kiến thức nền tảng đã có để tự học ngôn ngữ/công nghệ mới để tạo ra một cái gì đó, bạn sẽ thấy thích học ngay thôi. Như bản thân mình, dù ra trường đã lâu vẫn hay lên pluralsight học mấy cái mới này.

À quên, nhớ tập trung trau dồi tiếng Anh nhé. Học IT mà không giỏi tiếng Anh thì khó sống lắm đấy.

tự-học-tiếng-anh-hiệu-quả

Học IT xong thì ra làm gì?

Ở Việt Nam, hầu như mọi người chỉ biết ngành IT (Information Technology – Công nghệ thông tin), chứ không biết tường tận ngành đó làm những gì. Do đó, mình sẽ giải thích một số chuyên ngành của ngành IT, về những thứ bạn sẽ học cũng như công việc bạn làm sau khi ra trường.

Hiện tại ngành IT một số nhánh/chuyên ngành sau:

  • Khoa học máy tính (Computer Science): Bạn sẽ học các thứ liên quan tới cách thức máy tính hoạt động: Hệ điều hành, Mạng máy tính, Mã máy, Thuật toán, Cấu trúc dữ liệu…. Theo như tên gọi “Khoa học”, chuyên ngành này thường nặng về nghiên cứu nhiều hơn.
  • Kĩ nghệ phần mềm (Software Engineering): Ngành SE cũng học một số môn tương tự như CS. Tuy nhiên, chuyên ngành này thiên về thực tế và xây dựng phần mềm, nên bạn học thêm 1 số ngành như: Qui trình phát triển phần mềm, Kiểm thử phần mềm. Học ngành này bạn có thể viết ứng dụng, viết website hoặc xây dựng hệ thống. Sinh viên tốt nghiệp 2 ngành CS và SE đều có thể làm lập trình viên (developer).
  • Hệ thống thông tin (Information System): Ngành này thiên về phân tích thiết kế hệ thống dựa theo yêu cầu của khách hàng. Bạn sẽ phải học một số môn liên quan tới Thương mại điện tử, cách thức các doanh nghiệp hoạt động. Khi ra trường bạn sẽ làm ở vị trí Business Analyst (BA).
  • Hệ thống nhúng (Embedded System): Ngành này tập trung vào việc xử lý tín hiệu số, thiết kế mạch điện và linh kiện. Khi ra trường, bạn cũng là lập trình viên, nhưng lập trình cho các thiết bị, mạch điện. Mình có vài thằng bạn học ngành này, lương cũng khá khủng.
  • Lập trình mạng (Network Engineering): Ngành này dạy về cơ sở hạ tầng mạng, cách lắp đặt hệ thống, v…v. Mấy bác tốt nghiệp ngành này là những người cài win dạo, bấm cáp dạo, sửa modem, quản lý server ấy. Họ là những người hùng thầm lặng, giúp hệ thống hoạt động trơn tru. Không có họ là developer chết ngắt ngay.
  • An toàn thông tin (Infomation Security): Ngành này tập trung về bảo mật, bạn sẽ được học về kiến trúc hệ thống, mã hóa, bảo mật, những phương thức hack và cách phòng chống. Bạn nào hâm mộ các anh hacker thì nên học ngành này. Tốt nghiệp ngành này, bạn có thể làm hacker mũ trắng hoặc chuyên viên bảo mật cho các công ty.

willcodeforfood

Giữa các trường Đại Học, chương trình học của các chuyên ngành này sẽ có đôi chút khác biệt. Vì vậy nếu thấy có gì chưa đúng, các bạn cứ thoải mái góp ý để mình sửa chữa nhé.

30s quảng cáo

book.jpg

Đây là một bài viết được trích dẫn từ cuốn sách “Code dạo kí sự – Lập trình viên đâu phải chỉ biết code” do mình viết. Quyển sách bao gồm những kĩ năng từ mềm đến cứng mà mỗi developer phải có, đảm bảo sẽ rất có ích cho các bạn sinh viên hoặc lập trình viên đã đi làm. Các bạn xem thông tin và đặt mua sách tại đây nhé: Sách Code Dạo Ký Sự.

20 thoughts on “Vài lời khuyên và định hướng chọn trường cho các bạn trẻ”

  1. Trước em cũng không rõ IT gồm những nhánh như thế nào. Cảm ơn anh đã làm sáng tỏ.
    Nhân tiện, không chỉ những ai học đại học với đi làm mới đọc blog của anh đâu. Em 2k1 ạ :v

    Liked by 1 person

    1. nể quá, mình cũng là 2k1, mà đến cuối năm lớp 11 mới lẽo đẽo đi chọn trường CNTT và vô tình đọc được bài viết thú vị này

      Liked by 1 person

  2. E cũng bị dính cái đầu tiên rồi chọn trường cao rồi không cạnh tranh được và cô giáo cũng dạy theo kiểu giáo sư 😦

    Like

  3. May là em đọc bài này của anh trước khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Đại học (cụ thể là 2 tuần nữa 😀 ) Cảm ơn anh, mà Chuyên Viên Tin Học thì học NE rồi có học thêm gì nữa không ạ, chứng chỉ CCNA gì gì đó ạ. Và lương của cvth thì có “đủ sống” hay “khủng” không ạ..

    Like

  4. Tiếc quá em đọc bài này hơi muộn, em đang học An toàn thông tin năm nhất…năm cấp 3 em từng được giải về lập trình không chuyên, nhưng khi tiếp cận với an toàn thông tin em thấy hơi bối rối, không biết đọc tài liệu ở đâu, không biết học sâu hơn như thế nào, Theo anh em có nên thi lại ngành Công nghệ thông tin không ạ, vì em thấy bên này muốn tìm hiểu sâu dễ hơn bên An toàn, em cũng có chút “nền tảng” rồi

    Like

    1. Muốn biết đọc tài liệu ở đâu, tìm hiểu sâu như thế nào thì em cứ hỏi thẳng giáo viên thôi nhé :D.
      Nếu rảnh thì em có thể xem ngành CNTT trường em dạy môn gì, sau đó xin vào học ké thử xem có hợp không rồi hãy tính. Thi lại hay không thì tùy em.

      Like

  5. em có một câu hỏi. khi đang theo học đại học nên đọc hay sách gì để nâng cao kiến thức hoặc là những cái mình chưa hiểu khi học ở trên trường vậy ạ?

    Like

  6. em là 2k1, em rất thích CNTT nên đã theo dõi page, đọc các bài viết và xem các Lightning Talk mặc dù có những thứ em chưa đủ trình độ để hiểu :))))

    Like

  7. Nếu theo học những trường top dưới, lấy điểm sàn thấp không có danh tiếng thì tương lai có việc làm ổn định không ạ ?

    Like

  8. Nên học trường đh top dưới hay học cđ fpt poly anh? Em rất hâm mộ anh, mà anh học đh Fpt nên em đang phân vân ko biết học trường nào, đh fpt thì gđ em ko đủ đk cho em học. Anh định hướng giúp em với ạ.

    Like

Leave a reply to Trần Gia Bảo Cancel reply