Phỏng vấn đại ca Tiger Nguyễn về ngành BrSE

Có thể bạn chưa biết, trong ngành phần mềm, có một chức danh (đúng hơn là cả một ngành) mang tên Bridge SE – Kĩ sư cầu nối.

Tuy không phải là ngành quá hot hay nổi tiếng, nhưng ngành này lại có khá nhiều cái thú:

  • Được vi vu qua Nhật Bản ngắm hoa anh đào, ngắm các em nữ sinh Nhật chân dài váy ngắn.
  • Được làm việc với các tập đoàn, công ty IT lớn hàng đầu Nhật Bản để mở mang tầm mắt.
  • Mức lương không quá khủng, nhưng đủ sống ở Nhật và là con số mơ ước của nhiều người Việt Nam.

Vì nhiều bạn đọc cũng muốn tìm hiểu thêm về ngành này, hôm nay mình có một cuộc phỏng vấn nho nhỏ với anh Tiger Nguyễn, chủ blog Kí sự BrSE. Là một BrSE “cứng cựa” với hơn 5 năm kinh nghiệm, anh Trọng sẽ chia sẻ về triển vọng của ngành, tố chất cần có, con đường trở thành BrSE với các bạn nhé.

  1. Anh có thể giới thiệu sơ về bản thân cho bạn đọc biết được không?

Anh tên Trọng họ Nguyễn tự là Tiger. Tuổi 30 nghề code thuê vs cài win dạo, ước mơ là thay đổi thế giới. Giỡn chứ anh đang làm BrSE cho Hitachi Consulting. Kinh nghiệm nghề mần phần mềm 7 năm có lẻ.

Hiện anh đang ở Yokohama, một thành phố cảng gần Tokyo cùng với vợ và cậu nhóc 2 tuổi (nhiều người bảo may nó giống mẹ nên ưa nhìn), sở thích thì nhiều lắm như xem bóng, đá banh, chơi ghita, bày trò với nhóc con, và xem phim (phim gì anh không nói đâu nên đừng cố hỏi).

  1. Được biết anh theo nghiệp BrSE cũng lâu, anh có thể chia sẻ sơ về ngành BrSE ở Việt Nam và công việc hàng ngày của mình không ạ?

Thực ra cũng không lâu lắm, mới hơn 5 năm thôi. Chia sẻ về nghành BrSE thì nó hơi rộng, anh như ếch ngồi đáy giếng nên có nói cũng không bao quát hết được. Nhưng trong phạm vi kinh nghiệm cũng như tầm hiểu biết của mình thì a dám chắc một điều là nghành này sẽ hót ít nhất trong tầm 10 năm nữa.

Ở đây anh nói BrSE cho Nhật thôi nhé, lý do đơn giản là dân số Nhật già quá nên lao động sụt giảm mạnh, họ cực kỳ khát nhân lực để làm SE cho công ty trong nước, cũng như BrSE cho những dự án khoán ngoài. Và điểm đến ưu tiên mở rộng nhất của họ là Việt Nam để giải được bài toán Trung Quốc + 1 (cái này anh sẽ chia sẻ sau). Nhưng tóm lại là theo nghề này không lo đói :D.

Còn ý cuối về công việc thường ngày thì a cũng có chia sẻ trong bài viết Công việc thường ngày của BrSE, hầu hết những việc trong đó anh đều trải qua cả nên đúc kết lại.

  1. Lý do nào khiến anh lập nên blog “Kí sự BrSE” vậy ạ?

Lý do là vì chú xúi anh viết. Năm ngoái a có một tháng nghỉ việc ngồi chơi xơi nước, rảnh quá không biết làm gì nên tìm truyện cười để đọc, tình cờ tìm thấy blog toidicodedao đọc vui quá trời quá đất, như haivl (nhắc thấy nhớ) và cũng học hỏi được nhiều điều.

Nhưng đến cái bài j mà chú bảo làm IT phải viết blog – chứ không chia sẻ là nhục nhã – ích kỷ (ý đại khái là vậy) nên nhột nhột. Cái nữa là tìm nát cả Google không có một blog nào viết về nghề này cả, toàn quảng cáo lương ngàn đô trong khi chả ai vẽ đường cho hươu chạy nên bực quá mới viết đôi chữ, chứ thực ra chuyện viết lách là quá tầm với anh.

Lời người phỏng vấn: Nói thế chứ anh Trọng đã đều đặn viết blog kí Sự BrSE được gần 1 năm rồi đấy các bạn ạ.

  1. Cơ duyên nào đưa đẩy anh tới ngành BrSE nhỉ? Thời sinh viên anh có từng mường tượng một ngày nào đó mình sẽ trở thành BrSE không?

Trong bài Mình đã học tiếng nhật như thế nào anh có chia sẻ, nhưng nhiều bạn ngại đọc dài nên tiện đây a tóm váy lại luôn.

Sự thể là hồi cuối năm 3 anh được một công ty Nhật tuyển, học JP hơn năm thì kế hoạch bể do khủng hoảng (thị trường chứ không phải anh). Ra trường đi làm được 2 năm thì công ty cũ của anh (Fsoft) có mở lớp BrSE học từ N4 lên N2 trong 5 tháng.

Sẵn có chút vốn liếng JP rồi nên đời đưa thì anh đẩy thôi chứ mường tượng sẽ theo nghiệp này từ hồi sinh viên thì cũng không hẳn (cười) cái này là cơ duyên.

  1. Nhiều bạn SV muốn theo ngành BrSE vì thích qua Nhật xem JAV, nhầm, tìm hiểu văn hoá Nhật Bản. Anh có thể chia sẻ về tố chất mà sinh viên phải có để làm BrSE, cùng với những cái sướng của ngành BrSE được không?

JAV? Cái này anh cũng thích, hồi chưa lấy vợ anh hay xem lắm, giờ có gia đình rồi cũng 2 vợ chồng cũng hay xem chung tối tối – vợ a cũng thích, ý anh là Japan Anime Video như OnePiece hay Naruto …

Tố chất để trở thành BrSE, thực ra chả cần tố chất gì đâu, ai chả làm được, nghề này dễ òm. Chỉ cần chăm xem JAV (hoạt hình ấy), chăm học từ vựng rồi lấy cái N2, tự làm đồ án cho quen sau này mềm tay dễ code.

Tranh thủ mấy năm sinh ziên kiếm việc mần cho năng nổ, có việc liên quan lập trình càng tốt, không thì phục vụ quán cà phê cũng chẳng sao. Trong quá trình này sẽ học được nhiều điều, vì lập trình viên không phải chỉ biết code (cái này e hay nói mà), như ngày xưa sinh ziên anh cũng vừa học JP vừa đi phục vụ nhà hàng, dạy thêm (học trò toàn gái xinh).

Cái sướng trong nghề cũng nhiều, đối với những bạn thích bay nhảy đi đây đi đó thì không gì tuyệt hơn. Các bạn sẽ được làm với các cao thủ IT khủng của các tập đoàn lớn, mở mang tầm mắt. Được ngắm hoa anh đào mỗi khi xuân sang, lá vàng khoe sắc độ thu về, tuyết rơi bộp bộp khi đông đến, nghĩ thôi cũng thích rồi.

Ngoài ra còn 1 cái sướng mà anh biết các bạn đồng quan điểm, đó là thu nhập: làm BrSE không lo đói, chỉ không giàu thôi 😀

Tuyết rơi lạnh teo trym
  1. Bên cạnh những cái sướng đó chắc cũng có nhiều cái cực khổ anh nhỉ? Anh chia sẻ luôn để các bạn sinh viên đỡ vỡ mộng nhé (cười)!

Tất nhiên rồi, khổ nhất là đi ngoài đường hay gặp “thần tượng” chỉ thấy các em lướt qua như làn gió mà không làm ăn được gì :D, cách đây 5 năm anh có gặp em Maria xxx… (tự hiểu) ở công viên Yoyogi – hồi đấy em hãy còn xuân.

Giỡn chút cho mấy bạn chuẩn bị tâm lý với mấy gạch đầu dòng bên dưới:

  • Áp lực: Làm BrSE phải chịu sức ép cả hai phía đội khách – đội nhà, phải cứng mới trụ nổi chứ không bẹp dí. Ví dụ đội nhà đang OT triền miên mà chưa xong, trong khi khách muốn keep deadline, có khi còn muốn đẩy nhanh sớm. Giải bài toán này được thì làm BrSE được.
  • Xa nhà: Sống xa gia đình không phải ai cũng chịu được lâu dài. Lâu bao nhiêu thì tùy dự án, cái này tùy khách quyết chứ mình không chơi kiểu “em nhớ mẹ quá sếp ơi, em ứ làm nữa đâu, cho em về”.
  • Đường thăng tiến không rõ ràng: Có anh gặp hên trúng khách bự có thể được lên cấp vèo vèo nhưng đa số còn lại phải nhảy dự án này sang dự án khác như lính chiến vậy.
  • Về mặt chuyên môn: BrSE luôn phải gồng mình ra học và áp dụng nhanh ngôn ngữ/framework. Anh chuyên Java nhưng có dự án C# đang cần người thì vẫn phải ngồi cày lấy kinh nghiệm mà tiếp nhận dự án, xong cái C# anh lại nhảy qua Cobol, rồi C … vậy nên cái gì cũng biết nhưng không giỏi cái gì (đang nói đa số, tất nhiên có vài anh ngoại lệ cái gì cũng giỏi).
  • Về lương bổng: các bạn hay thấy tin tuyển BrSE lương 2000$. Trong nước thì đây là con số đáng mơ ước, nhưng nếu sống ở Nhật với mức lương này thì cũng chỉ mức trung bình thôi. Thu nhập bình quân Nhật là 3000$/tháng, chuẩn nghèo là 1500$, nên mức 2k thì chỉ hơn chuẩn nghèo có chút xíu, ăn tiêu tiết kiệm thì may ra dư được 1 nửa.
  • Còn 1 số cái nữa nhưng tạm thời anh chưa dám nói, sợ các bạn sock.
  1. Thuở xưa em cũng từng học tiếng Nhật để xem JAV, lộn, để nghiên cứu tư liệu. Em thấy tiếng Nhật học khó và mệt hơn tiếng Anh nhiều. Anh Trọng có thể chia sẻ một số kinh nghiệm bản trong việc học tiếng Nhật của mình cho các bạn không?

Cái chuyện học JP của anh nó cũng lận đận lắm. Nhưng mà anh thấy nó dễ hơn tiếng Anh, tiếng Anh học cả chục năm mà chả giao tiếp được bao nhiêu – chỉ đọc vs viết, nhưng JP anh học xong BrSE là có thể nghe nói đọc viết tạm tạm rồi. Có thể do cấu tạo vòm họng cùng là người châu Á da vàng nên phát âm cũng dễ hơn so với tiếng của người da trắng.

Kinh nghiệm thì các bạn có thể tìm thấy vô số trên các diễn đàn chuyên tiếng Nhật nên anh nói đây hơi thừa. Quan trọng các bạn nên nhớ 1 điều là ban đầu học chậm, nắm chắc, ngấm lâu, sau này từ N3 trở đi sẽ tiến rất nhanh.

  1. Lúc mới qua Nhật, xứ lạ quê người anh có cảm thấy buồn hay nhớ nhà gì không. Anh chia sẻ 1 kỉ niệm vui và 1 kỉ niệm buồn buồn lúc vừa qua Nhật nhé 😉

Anh có chia sẻ trong bài Lần đầu đến Nhật một vài chuyện.

Có một chuyện anh chưa kể là hồi mới cưới xong đúng một tuần anh phải khăn gói đi onsite, và một lần nữa lúc vợ sinh anh không về kịp. Đó là hai lần anh vẫn thấy có lỗi nhất, và nếu làm BrSE thì đành phải chấp nhận. Chuyện vui thì kể cả ngày không hết, nên thôi, các bạn tự trải nghiệm vậy.

  1. (Câu hỏi từ bạn đọc) Cộng đồng người Việt làm BrSE ở bên Nhật có nhiều không ạ? Qua bên Nhật cuộc sống thế nào ạ, vui vẻ hay buồn chán anh? Có nhiều chỗ ăn nhậu vui chơi giải trí không anh?

Cộng đồng Người Việt thì đông (tầm 15 vạn người) nhưng làm BrSE thì không nhiều, chủ yếu là người tị nạn hồi những năm sau 75, học sinh, tu nghiệp sinh, cũng có cả những kỹ sư cớ khí – điện – xây dựng làm cho các tập đoàn, anh cũng hay đi đá bóng với mấy anh em.

Cuộc sống bên này hơi yên ả, không nhộn nhịp như ở nhà nhưng đổi lại là không khí trong lành, đồ ăn sạch, hàng điện tử bát ngát, quán nhậu cũng tấp nập và bia cũng ngon 😀 Ngoài ra nếu bạn nào có con nhỏ mà ở bên này thì điều kiện y tế giáo dục rất tốt, công viên dành cho trẻ con chơi thì đâu đâu cũng có, rất nể các bác Nhật làm quy hoạch – quá bài bản.

  1. Nếu một bạn sinh viên năm 4/mới ra trường, hoặc ra đi code được 1-2 năm, muốn đi theo hướng BrSE thì nên đi như thế nào?

Trong bài Hai năm từ dev lên BrSE, anh có nói cụ thể số giờ cần thiết từ Dev lên BrSE. Quan trọng nhất là 3 thứ: JP + Code cứng + Kỹ năng mềm.

  1. Câu hỏi cuối cho anh nhé! Anh có lời khuyên gì dành cho các bạn sinh viên ngành IT, nhất là những bạn muốn theo ngành BrSE không?

Đầu tiên mình mừng cho các bạn vì ngành IT ra trường xin việc không khó khăn như các ngành khác. Việc đạt đến tầm lương nghìn đô cũng không phải là hiếm, vấn đề các bạn chuẩn bị ra sao để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Cái thứ 2 là ngoài BrSE ra có rất nhiều lựa chọn, có thể học tiếng anh cho tốt rồi làm các doanh nghiệp nước ngoài, hoặc ngay cả BrSE cũng ko chỉ có Nhật mà Âu Mỹ cũng có nhu cầu, tất nhiên là số lượng ít hơn Nhật và cạnh tranh cũng cao.

Cuối cùng mình muốn nhắn nhủ các bạn là cái gì cũng phải có sự đánh đổi, muốn có ngoại ngữ thì bớt chơi bớt nhậu, muốn làm việc với Nhật thì phải xa gia đình, muốn code cứng thì phải bỏ thời gian đầu tư học hành làm việc đường hoàng.

Các bạn có thể chọn cuộc sống nhàn nhã ăn chơi vui vẻ, nhưng nếu có một người trong số đám bạn bứt phá lên được bằng nỗ lực thì cũng đừng ghét họ, hãy cố mà chạy theo nếu muốn. Không có con đường nào bằng phẳng, nhưng nó không gồ ghề như các bạn tưởng tượng đâu, cứ đi thì ắt đến thôi.

Chi tiết hơn thì a có viết đôi lời trong bài Gửi các bạn sinh viên IT.

Đôi lời tâm sự ngoài lề

Điều cuối anh muốn tâm sự một chút ngoài lề – cái này em có thể không đưa vào bài viết cũng được vì nó hơi tiêu cực. Hiện tại thực trạng người Việt phạm pháp ở Nhật là đáng báo động.

Các bạn hay chửi tụi Trung quần què nhưng nghĩ lại coi, người Tàu họ đông gấp 5 lần (75 vạn so với 15 vạn) nhưng tỉ lệ phạm tội thấp hơn hẳn, các vụ bị cảnh sát phát hiện thì người Việt chiếm gần 1/2 so với tổng tội phạm người nước ngoài, còn rất nhiều vụ không bị bắt anh từng chứng kiến hoặc nghe kể lại từ chính người trong cuộc.

Vẫn thông cảm với các bạn là hoàn cảnh khó khăn nên đã sa chân làm cái này cái kia (anh không muốn nói cụ thể) nhưng làm gì cũng nghĩ đến hậu quả, không chỉ hại thân mà còn làm mất đi cơ hội của các em út sau này muốn sang du học hoặc làm việc.

Các bạn sắp qua xin nhớ cho mấy việc: không đá tàu, không “cầm nhầm” đồ người khác, và không nhìn lén váy nữ sinh trung học (tội này khá nặng, phạt 30 man và trục xuất vì nó thuộc hành vi quấy rối tình dục).

Để ý kĩ góc phải sẽ thấy anh Trọng và mấy em nữ sinh Trung Học

Cám ơn anh Trọng rất nhiều về cuộc phỏng vấn trao đổi vô cùng hữu ích này. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc gì các bạn cứ comment hoặc hỏi trực tiếp anh Trọng nhé.

11 thoughts on “Phỏng vấn đại ca Tiger Nguyễn về ngành BrSE”

  1. Anh có thể chia sẻ hiện nay ở Việt Nam có những công ty nào có nhu cầu tuyển BrSE tiếng Nhật ạ. Em thì chỉ biết FSoft với EVOLABLE ASIA thôi.

    Like

    1. Nhiều lắm kể ko hết em. e vào các trang tìm việc tìm từ khoá “kỹ sư cầu nối” hoặc “brse” sẽ ra rất nhiều, mức lương tuỳ vào địa điểm làm việc + chức danh (brse lead, brse member, br kiêm sale or kiêm PM). Nên tìm trong các trang uy tín như itviec, careerlink, vietnamwork… hoặc có bạn bè giới thiệu là tốt nhất vs nhanh nhất.

      Like

  2. “Và điểm đến ưu tiên mở rộng nhất của họ là Việt Nam để giải được bài toán Trung Quốc + 1 (cái này anh sẽ chia sẻ sau). Nhưng tóm lại là theo nghề này không lo đói :D.”

    Nói thêm cái này đi anh:D

    Like

  3. Em đi làm đc 2 năm và cũng đã học tới N4 rồi. bây h muốn đi theo con đường BSE thì nên theo hướng nào dzậy a? Em thấy bên Evolable Asia có hương trình đào tạo 6 tháng nhưng ko biết nó như thế nào? Cảm ơn anh đã chia sẻ.

    Like

    1. Team a có 1 cậu tốt nghiệp lò Evolable ra đây, khá ngon. Học free, còn được trả lương, cam kết làm cho cty 1 năm (h có j thay đổi ko cái này e confirm lại cho chắc). N4 rồi thì e nên tham gia ngay và luôn, công ty này đường hoàng – bài bản. Họ còn có kỳ thi cấp chứng Chỉ JP – CNTT cho anh em dev nữa đó.

      Liked by 1 person

  4. follow anh Tiger 2 năm , đến độ set kysubrse thành startup page để nhắc nhớ phải nghiêm túc với nghề. Hôm nay vô tình đọc này thấy hài quá, giờ sẽ tiếp tục cày đọc cho hết blog toidicodedao

    Like

Leave a comment