Bức xúc chuyện nghề – Phần 2: Trông người lại nghĩ đến ta?

Ở bài trước, mình có bày tỏ bức xúc về những gạch đá mà lều báo và xã hội dành cho ngành IT Việt Nam, cũng như giải thích về những chuyện lương bổng, nhảy việc.

Kì này, chúng ta cùng tìm hiểu xem những chuyện này có phải là lỗi của lập trình viên không? Trình độ lập trình viên Việt Nam không thua nước ngoài mấy, nhưng ngành IT Việt Nam lại thua ngành IT của các nước khác khá xa, nguyên nhân vì đâu?

Bài viết gồm 3 phần:

Cùng đọc phần này để biết nhé.

Lập trình viên không biết tự học là tại… ngành giáo dục??

Nhiều người đổ lỗi lý ngành IT Việt Nam chưa phát triển cho … bản thân lập trình viên; lập trình viên lười, lập trình viên không biết tự học, lập trình viên ảo tưởng sức mạnh. Mình thì nghĩ ngược lại, mình nghĩ nguyên nhân chuyện này phần nhiều bắt nguồn từ ngành giáo dục và đào tạo.

Bạn nào theo dõi blog cũng đều biết, mình rất hay khuyên các bạn sinh viên là muốn phát triển trong ngành này thì phải chịu khó tự học đi, kiến thức trong trường không đủ đâu. Ở Việt Nam, từ mẫu giáo tới cấp 3 chúng ta quen thói đọc chép, dạy gì học nấy, nên lên Đại Học vẫn thế. Do đó lập trình viên Việt Nam chưa có tính tự học.

Dẫu biết rằng, tình trạng trẻ trâu lười biếng thì ở đâu cũng có, nhưng mình nghĩ lỗi vẫn do sự đào tạo của nhà trường. Mới vào Đại Học mà đã nhồi ngay một đống Toán Lý Hoá đại cương vô bổ vào đầu sinh viên. Mình toàn nghe các bạn kể là thầy dạy một đống, giao 1 đống bài tập rồi để các em tự bơi, học xong mà chẳng hiểu học làm gì.

Học lập trình mà cứ ngồi đọc chép, cày bài tập thì làm sao mà giỏi?

Sao các thầy không chịu khó khuyên có tâm như Code dạo, khuyên các em tự học, sau đó vẽ đường và chỉ cách học nhỉ? Thay vì dạy những kiến thức cũ (trước sau gì cũng lỗi thời), sao không dạy căn bản trước, sau đó dạy cách tự học, tư vấn lộ trình học, chỉ ra con đường để các bạn tự đi. (Như mình chẳng hạn, cuối mỗi bài viết mình đều thêm 1 số link để các bạn tìm hiểu kĩ hơn).

Đó cũng là lý do mà nhiều bạn sinh viên phải ra cúng tiền cho các trung tâm. Họ biết mình thiếu kiến thức, nhưng không biết tự học như thế nào, học những gì nên đành ra học ở trung tâm (Son xấu trai gì đó chẳng hạn).

Trung tâm không dạy là coi như không biết luôn. Nếu được dạy cách tự học ở trường, các bạn ấy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc rồi.

Tiếng Anh không tốt, tạo rào cản lớn về ngôn ngữ

Ở nước ngoài, sách công nghệ hay rất nhiều và đủ thể loại. Có sách chuyên sâu về ngành lập trình, ngôn ngữ lập trình, về thiết kế, về kĩ nghệ viết code, hoặc qui trình làm việc. Khi có công nghệ mới ra đời, một thời gian sau cũng sẽ có vài cuốn sách hay về công nghệ đó được Appress, O’reilly ra mắt.

Muốn theo kịp công nghệ, phải chịu khó theo dõi và học từ sách nước ngoài.

Ngoại ngữ chính là lý do lập trình viên Việt Nam, nhất là sinh viên, chịu nhiều thiệt thòi hơn so với dev nước ngoài. Tiếng Anh của sinh viên VN phần lớn không giỏi (lại lỗi của hệ thống giáo dục), ngồi nghe mấy khoá học hoặc đọc sách 100% tiếng Anh thì làm sao mà tiếp thu?

Những quyển sách gối đầu của Developer thế giới: Clean Code, code Complete, Design Pattern v…v không hề có bản tiếng Việt

Biết tự học ở đâu khi mà tài liệu khan hiếm, nhất là tài liệu hay? 

Ở Việt Nam, đa phần sách là về thuật toán, về các ngôn ngữ như C, C++, sách công nghệ cũ, hoặc sách bài tập, đa phần là từ giáo trình của các trường Đại Học.

Thật lòng mà nói, mình chưa thấy cuốn sách tiếng Việt nào mang tính thực tiễn, gần gũi với công việc code hàng ngày, cũng không thấy cuốn nào đào sâu về ngôn ngữ như C# in Depth, Thinking in Java, Eloquent JavaScript,…. Sách tiếng Việt phần lớn mang tính chất “dạy code” hơn là “đào tạo lập trình viên”.

Dạo qua các forum, thấy nhiều bạn sinh viên muốn đọc sách lập trình, hỏi sách hay thì toàn được chỉ cuốn giải thuật gì đó của thầy Lê Minh Hoàng. Sách hay, và giải thuật cũng quan trọng thật đấy. Nhưng khi đi làm đa phần chẳng cần dùng đến mấy thứ cao siêu đó đâu!

Sao không chỉ các em tìm đọc những thứ thật tế, gần gũi với nghề nghiệp hơn như Code Complete, Clean Code, Refactoring… Tiếc thay, những cuốn này cũng không hề có tiếng Việt cho sinh viên đọc.

Sách về lập trình hay thì mình giới thiệu cuốn này, ahihi: https://tiki.vn/code-dao-ki-su-p580509.html

Đây một phần là lỗi của lập trình viên chúng mình, khi không chịu bỏ tiền ra mua sách (Đừng lo, nước ngoài cũng vậy, nghe đồn là trung bình một lập trình viên đọc chưa đến một cuốn sách mỗi năm). Nhưng mình nghĩ (lại nghĩ) một phần lỗi là do các nhà xuất bản chỉ chú trọng lợi nhuận.

Sách kĩ thuật rất khó bán so với sách ngôn tình, sách kinh tế nên phải đội giá lên cao. Đây là lý do cuốn Code Dạo Kí Sự giá đến 160k, trong khi tiểu thuyết hay sách về quản lý cùng độ dài chỉ khoảng 80k. Giá cao thì không bán được, lại lỗ, hậu quả là chúng ta lại không có sách mà đọc!

Phát triển chuyên môn kiểu gì? Môi trường và dự án đâu mà học?

Developer Việt cũng hay bị chê là… thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn không cao. Cá nhân mình nghĩ yếu tố này phụ thuộc vào môi trường, và công ty. Để nâng cao khả năng chuyên môn, cách tốt nhất là thực tập hoặc đi làm.

Chỉ có trải qua quá trình làm việc, học hỏi qua dự án thì mới nâng cao trình độ được. Đó cũng là lý do mà người đi làm 3,4 năm, có nhiều kinh nghiệm hơn sẽ giỏi hơn, lương cao hơn các bạn mới ra trường.

Lại một thực trạng nữa, ở Việt Nam phần lớn các công ty lập trình là công ty outsource. Vào những công ty này, bạn sẽ học được nhiều về qui trình, cách làm việc nhóm. Tuy vậy, bạn sẽ thiếu tư duy sản phẩm, tư duy thiết kế hệ thống, cách làm việc với khách hàng.

Thử nghĩ xem, các dự án quanh đi quẩn lại chỉ có bảo trì, outsource, code theo design sẵn có thì phát triển kĩ năng vẹo gì nữa bây giờ?

Hoặc ở các công ty vừa và nhỏ, bạn học được gì khi ngồi cắt file PSD ra HTML/CSS suốt 2,3 năm? Học được gì khi suốt ngày build đi build lại web tin tức, code web bán hàng cho mấy doanh nghiệp cò con?

Dân biết cắt PSD thành HTML, CSS rất nhiều, canh tranh nhiều mà lương thấp. Hãy cày JS cho giỏi để thành front-end developer!

Tất nhiên, cũng có khá nhiều công ty lớn có product như VNG, TGDD, NCT, Tiki, …  Nếu tham gia build web tin tức cho VNExpress, web bán hàng của tiki hay thegioididong thì lại khác. Các sản phẩm này phục vụ hàng triệu người dùng, nên sẽ có những vấn đề kĩ thuật rất hay để giải quyết

Nhiều công ty cứ muốn ăn sẵn mà không chịu khó tự đào tạo. Sao ko kiếm junior dev về rồi đào tạo người ta? Sợ nhảy việc thì cứ cho lương cao bằng với thị trường đi!

Lấy Fsoft làm ví dụ, mặc dù nó bị chê nhiều vì lương thấp, bóc lột, bản thân mình lại thấy nó cũng có vài cái khá hay như: có lớp Fresher đào tạo sinh viên mới ra trường, tài trợ tiền thi chứng chỉ, lâu lâu có các khoá đào tạo chứng chỉ miễn phí cho dev.

Trách nhiệm của chính developer

Tất nhiên, việc tự học, tự trau dồi kinh nghiệm cũng là trách nhiệm của developer, tức là chính các bạn!

Cùng làm một công việc, có người được giao gì làm nấy, xong việc thì vỗ đùi tự cho là mình giỏi, sẽ chẳng học được gì cả. Ngược lại, vừa làm việc, bạn vừa cố gắng tìm hiểu kĩ việc mình đang làm, quan sát và học hỏi những cái hay của những người xung quanh thì sẽ nhanh phát triển hơn nhiều.

Học hỏi từ sếp, từ đồng nghiệp để bản thân tiến bộ hơn

Một công ty tốt, môi trường tốt sẽ cho ta cơ hội để học hỏi, nhưng có tận dụng được cơ hội đó hay không còn tuỳ thuộc vào chính chúng ta nữa!

Tạm kết

Những phân tích trên cũng đủ thấy rằng: Ngành lập trình VN chưa bằng nước ngoài, lập trình viên VN còn chưa giỏi đa phần là do các yếu tố khách quan chưa không phải là lỗi của một mình lập trình viên.

Tất nhiên, chê thì ai cũng chê được, chửi thì ai cũng chửi được. Dân Việt Nam mình chỉ giỏi chửi, giỏi chê, chứ không biết cách làm gì để thay đổi. Thay vì chửi, sao chúng ta không góp sức gì đó để ngành mình tốt hơn, để các em sinh viên, các lập trình viên tương lai đỡ khổ nhỉ?

Cùng đọc phần cuối để xem chúng ta có thể làm gì để nâng cao vị thế của lập trình viên, giúp ngành IT phát triển, để những sinh viên IT đời sau sẽ đỡ vất vả như mình nhé!

45 thoughts on “Bức xúc chuyện nghề – Phần 2: Trông người lại nghĩ đến ta?”

  1. Thực sự mình nghĩ kiến thức ở Đại học nó là cái căn cốt nền tảng cho sinh viên, chỉ những ai lười học thì mới thấy nó vô bổ thôi.

    Like

      1. Sao lại ko nền tảng chứ. Học đại học trước tiên là học làm người trước đó. Học tư duy, lý luận, logic, quan sát, đo đạc ….. Các kỹ năng mềm cũng từ đó mà ra cả đấy. Lập trình viên dốt là do 1 phần môi trường học tập tác động, phần lớn do nội tại bản thân thôi. Đâu phải lập trình viên nào cũng đã được tiếp xúc với cái chuỗi series vài viết này của tôi đi code dạo đâu. Thậm chí trong 100 người vào đọc các bài viết này có được 80 người giác ngộ được đâu. Cần tuyên truyền quảng bá sâu rộng hơn nữa

        Liked by 2 people

      2. Tôi ko rõ Hóa đại cương, nhưng tôi được học toán đại cương, lý đại cương. Bạn học phần mềm thì bạn ít khi đụng đến lý, nhưng làm phần cứng và firmware thì cần đấy. Còn bản chất của IT là toán học, học toán là học tư duy, và rèn luyện tính kiên trì.

        Còn, Mác lê nin, nền tảng chỉ gói gọn trong 1 câu thôi: vật chất quyết định ý thức. Méo hiểu được cái câu này thì đề nghị ngồi im có trật tự đi bạn

        Like

      3. Chú nào bảo Lý Đại Cương có liên quan đến FIRM thì cho anh ăn cái tát vỡ mồm nhé :))), anh mày làm FIRM 7 năm rùi mà chả xài 1 kiến thức nào của Lý nhé :))) Hiểu FIRMWARE là gì ko?

        Like

    1. Đỗ Thành Nam: nếu rảnh thì bạn nên khảo sát xem có bao nhiêu sinh viên ra trường còn nhớ và vận dụng được 1% kiến thức mấy môn đại cương trong trường, nếu không phải vô bổ thì là gì?

      Like

      1. “cái căn cốt nền tảng” ở đây có thể hiểu rộng ra bằng cả tư duy logic. Những môn học đại cương, đặc biệt là triết học ( Triết học chứ không phải đường lối cộng sản nhé), nếu các bạn có chuyên tâm nghiên cứu và học thật thì môn học này ứng dụng rất cao về khả năng tư duy lập luận. Kỹ năng có ích khi bạn lên vị trí team leader.

        Toán Lý Hóa đại cương cũng vậy, kiến thức chuyên sâu có thể ko dùng đến, nhưng kiến thức cơ bản phổ thông trong cuộc sống ứng dụng cũng nhiều. Nhưng cái cốt lỗi vẫn là nó rèn tính logic, một kiểu tư duy mà đã theo nghề lập trình là đòi hỏi rất cao.

        Có thể cách dạy chưa đúng, nhưng nếu bạn bảo đi học đại học mà 4 năm bạn không rèn luyện được gì thì mình nghĩ còn phải coi lại bản thân bạn nữa.

        Like

    2. – tôi có bạn học ở Massachusetts, thấy ngành IT của hắn không học về triết học mac-lenin, cũng chẳng có môn nào dính tới chính trị.
      ở đó có cả 1 ngành Nghiên cứu và Lý luận Luso-Afro-Brazil (1 ngành riêng nhé)
      – ở các trường đại học phương tây, các khoa chuyên ngành, họ học các môn thực sự chỉ liên quan đến chuyên ngành. Không có môn kiểu như tư tưởng Obama…
      – Phụng Vũ: “Bạn học phần mềm thì bạn ít khi đụng đến lý” – lập trình game thì cần đụng đến lý nhưng cực ít. còn lập trình ứng dụng thì không bao giờ đụng đến. Thậm chí toán là về tích phân với đạo hàm, giờ ngồi viết ứng dụng quản lý kho, lôi đạo hàm ra để đạo kho ah? Nhấn mạnh là học hết toán cấp 3 là đủ dùng để lập trình rồi. Giờ vào vấn đề mà tôi muốn nói, tôi học CNTT, chuyên ngành Kĩ thuật phần mềm, vậy tôi học Lý có vô bổ không khi kiến thức lý lớp 11 đủ để tôi viết game, học tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng để làm gì? làm ứng dụng nhận diện xem ai có tư tưởng sai lệch thì đưa ra cảnh báo ah??
      – rồi còn cả tiếng anh nữa, học 12 năm tiếng anh + thêm 2 năm tiếng anh cơ bản (ở đại học còn có tiếng anh cơ bản 1 và 2, nhấn mạnh là tiếng anh CƠ BẢN) không bằng đi làm thêm ở nhà hàng có người tây sinh hoạt!!

      Like

      1. Hihi, mình cũng check ngành Computer Science và Software Engineering của Anh và Mĩ, bậc Đại Học cũng ko có Toán Lý Hoá đại cương và Mác Lê Nin. Tuy nhiên lại sợ các bạn bảo là ngành CS ở VN có mấy món này nên ưu việt hơn Anh với Mĩ hihi :D.

        Like

      2. Nếu Mác-Lênin là người mở đường cho 1 chủ nghĩa thì IT đơn thuần chỉ là 1 người Lính khơi nguồn hoặc thu dọn chiến trường cho 1 cuộc cách mạng , “Tìm Tòi Và Sáng Tạo ” có được vị ngang với” xã hội chủ nghĩa ” thực tại thì cho thấy tất cả điều hiểu Sài về ngành (ghề) nó k chỉ là để kím tiền mà nó còn có thể là” lịch sử ” nếu bạn thật sự giỏi thì IT hây Ăn mài cũng điều được coi trọng bằng phương diện cầu thị khách quan tiêu cực (tức là mơ ước sẽ đc sánh sánh ngang hay gần bằng bạn trong mọi lĩnh vực)

        Like

    3. học cả 12 năm, những thứ ấy là đã quá đủ, sinh viên viêt nam không cần phải biết tích phân đa bội để lập trình!
      học tư duy thì nước ngoài người ta học toán logic, mình là nhồi 1 đống định luật từ trên trời rơi xuống bảo các em tự công nhận mà giải.
      cái thứ vớ vẩn nhất mà giáo dục không bỏ được là khiến các em tốn 1/2 thời gian để học công thức, 1/2 thời gian để áp dụng và 1 phần nhỏ vào tư duy kiểu vận dụng công thức
      học trâu học chó như bách khoa thì hay đấy, nhưng thử hỏi bấy nhiêu anh em ở đây mong muốn mức lương trung bình đầu ra của trường đó.

      hãy ngừng tư duy kiểu có hoặc không. hãy nghĩ về tính hiệu quả và dựa bám vào số liệu.

      Like

  2. anh ơi e chuẩn bị làm sinh viên năm 1 về sau muốn làm về mảng web thì e nên bắt đầu học bên ngoài những điều gì trước ạ ( e đã và đang học tiếng anh). e cảm ơn anh về cuốn code dạo kí sự rất bổ ích (nhưng nhiều chỗ dùng ngôn ngữ trong ngành nên e còn bỡ ngỡ )

    Like

      1. Nếu là do hệ thống đào tạo, thì tại sao cùng 1 lứa đào tạo, cùng trường, cùng lớp, lại có người giỏi tiếng anh và có người thì lại tệ trong tiếng anh?

        Like

      2. Có người giỏi có người dở là do nhiều yếu tố xuất phát điểm khác nhau, thời gian bỏ ra học TA khác nhau, năng khiếu khác nhau.

        Để đánh giá hệ thống đào tạo thì phải nhìn vào toàn bộ đầu ra, xem tỉ lệ sinh viên ra trường (kết quả đào tạo) là bao nhiêu, chứ đâu thể đánh giá dựa theo 1,2 cá nhân.

        Đơn cử thế này, so sánh thử mặt bằng chung sinh viên tốt nghiệp các trường có chương trình tiếng Anh như FPT, RMIT sẽ có tiếng Anh khá hơn các trường học phần tiếng Việt (Mặt bằng chung tức trung bình nhé, đừng lấy 1 vài cá nhân ra so sánh).

        Vậy ở đây chẳng phải lỗi là của hệ thống đào tạo của các trường đó sao?

        Liked by 1 person

    1. 1 phần là do hệ thống giáo dục mà
      b đi học mà cô giáo tiếng anh cứ cầm cái thước chỉ lên bảng vào chữ “Hello” => học sinh “Hello” làm sao mà nhớ , hay về là phải cùi cũi đọc đi đọc lại. phương pháp dạy học cũng chưa tốt
      thay vì như thế sao k ghép vào 1 câu vào 1 tình huống nào đó . như thế có phải rất tốt không ?

      Like

    2. Cũng đúng mà 🙂
      Vẫn biết là phải tự học là chính, nhưng học tiếng anh từ tận hồi lớp 1 đến hết lớp 12 theo một cái khung giảng dạy không biết nói kiểu gì.. Cứ sao sao ấy ;v

      Liked by 1 person

  3. em vẫn k hiểu tại sao nhiều sách lập trình kinh điển vn chẳng ai dịch nhỉ, nhà sách cũng chẳng ai làm, trường học cũng ko. Em nghĩ nếu hs cấp 2 3 được tiếp xúc sách lập trình tốt, dễ hiểu thì chúng nó thông minh hơn.

    năm nay em vào đh (cntt uet) mà tiếng anh yếu quá, lập trình thì chưa biết. giờ em đang học trước chút về đại số, giải tích. chưa biết khi lên đh sẽ học tiếng anh, lập trình ntn cho bằng bàn bằng bè :((

    Like

    1. Nói chung là do lợi nhuận thôi em. Ngôn tình bản quyển rẻ, dễ bán, mau gỡ vốn nên các bác bán liên tục.
      Sách lập trình thì bản quyền mắc, khó bán nên giá sách sẽ cao. Mà giá cao thì sinh viên lại không có điều kiện mua, sách bị ế, NXB bị lỗ nên họ không làm thôi em ;).

      Like

  4. đóng góp 1 chút, Zalo không phải là một cty, Vinagame thì cũng đã đổi tên thành VNG, và VNG làm ra Zalo, không thể gọi là “công ty Zalo, vinagame” được rồi 😀

    Like

  5. Ha ha, vụ ngồi cắt file PSD ra HTML/CSS hay đấy.

    Nếu ko có designer riêng (hay FrontEnd Developer) thì công ty lại phải đi thuê ngoài mà thôi.

    Có giải pháp nào hay cho những công ty như vậy không thanh niên?

    Like

  6. Bao-Y-Tran
    Thế chắc b đang nói mình r . Mình học cao đẳng thôi k toán lý hóa gì cả . Vậy bạn ơi mình không có khả năng logic hả .Hay bạn thấy vậy bạn sẽ nói “Bọn này khả năng logic kém” . Logic nó phụ thuộc quá nhiều vào khả năng sáng tạo tuy không thể bằng những bài toán mà giáo sư tiến sĩ gì đó làm. nhưng mình vẫn thích cái thứ gọi là sáng tạo hơn . bài toán của bạn có thể dài hơn có thể lủng củng hơn nhưng nó là sản phẩm tư duy của bạn . còn những thứ mà học như vậy chỉ là cái để b tham khảo rằng “Có những cách để giải bài toán hay hơn”

    Like

  7. Đại học công lập không bị lợi nhuận nên dạy general, một số thầy cô xác định đi dạy và học master bằng học bổng tại trường cho đỡ học phí nên cũng chẳng làm gì java, js hay oracle, rubi gì, một số thầy thì muốn làm thêm tiến sĩ nghiên cứu data, AI nên cũng không tha thiết js, java. Một số leader có kinh nghiệm làm việc và có master ở trường thì ít xin được vị trí assigntant cho các thầy vì lương quá thấp không đủ sống. => Ai thích ngôn ngữ gì thì tự mà đọc doc lấy (Chuyên đề Java tới năm cuối mới dạy cho sinh viên). Các thầy không dịch sách vì cảm thấy không tôn trọng: sách 60k sinh viên toàn photo,được 400k tiền công soạn trong vòng 1-2 năm cho các quyển nền tảng (thầy kể). Không riêng gì IT mà tất cả các ngành kỹ thuật, kinh tế đều đọc Ebook English, Framework cập nhật liên tục nếu không đọc thì không rành. Tecnical mới đều nằm trong các leader, technical architect họ chỉ muốn truyền đạt khi bạn có nền tảng tốt, tiếng anh tốt và nghiên cứu thêm cùng team. Vậy sinh viên tự cứu mình đi, xác định học đi làm hay học nghiên cứu và thực sự thích cái gì.

    Like

    1. Thật ra là do chính sách của nhà nước và các NXB thôi ;).
      Nhìn sơ qua bọn Nhật mà xem, những sách từ kinh điển, cơ bản tới framework mới mẻ đều có tiếng Nhật cả: https://www.amazon.co.jp/s/ref=lp_492352_st?rh=n%3A465392%2Cn%3A%21465610%2Cn%3A466298%2Cn%3A492352&qid=1502199745&__mk_ja_JP=%E3%82%AB%E3%82%BF%E3%82%AB%E3%83%8A&sort=smooth-review-rank. Nhìn sơ qua thấy có cả Deep Learning, Amazon AWS. Muốn học thì chỉ cần ra nhà sách mua, không cần tiếng Anh vẫn học được đấy thôi ;).

      Àh mà so sánh Nhật với VN nó cũng hơi khập khiễng uhuhu 😥

      Like

  8. Bài viết này nói chuẩn hết đó. T lướt nhiều nơi, “trùng hợp” nơi nào cũng thấy có cái lối nói bao biện kiểu “Đại học là cái nền tảng là cái tư duy logic chỉ có ai lười…abcxyz” Lười thì ở đâu chả có nè :v Nhưng mà dùng cái bộ phận thiểu số chỉ cái đa số thì không khách quan chút nào.
    Nè, cái tư duy logic đó là 1 loại tư duy rập khuôn phải ko? Còn nữa nha, giả sử các môn toán lý gì đó có thể giúp tạo 1 cái tư duy logic gì thì nó có thực tiễn trong công việc ko? Áp dụng nó vào công việc mấy người làm được? Cần nhiều yếu tố nữa thì mới dc… Và nhiều người khi bao che đại học hay “vô tình” or cố ý bỏ qua 1 môn đó là “Triết Mác với tư tưởng các kiểu” Thôi nào, ai cũng biết nó không lan quyên gì tới CNTT tại sao lại nhồi thêm cho sinh viên nặng gánh thế? Nó giúp luyện tư duy logic chăng?
    Tóm lại tư duy logic nó không phải học đại học với đống lý thuyết lỗi thời xa rời thực tế , thực tế là nơi ta đang sống dùng kiến thức của mình làm việc, không ai có thể định ra tư duy logic nó gồm cái gì, các bước học nó ra sao,hàm nghĩa nó rất rộng và nhiều tầng thứ thứ học ở ĐH đó chưa hẳn đã thực là tư duy logic tư duy logic qua nhiều hoạt động mà có kể cả thực hành nhiều thay vì lý thuyết nhiều như ĐH đang làm.

    Like

  9. Thanks bạn đã chia sẻ các vấn đề còn tồn tại trong nghành IT VN.

    Theo mình thì bạn phân tích như vậy là rất đúng. Hệ thống giáo dục và đầu tư cho giáo dục còn chưa cao. Mình đồng ý quan điểm này.

    Mình nghĩ vấn đề bây giờ đó là cách tiếp cận với nghành IT tại VN của các developer, các bạn sinh viên còn chưa được nhiều do dào cản chủ yếu là kiến thức mới bằng tiếng anh. Vậy để giải quyết vấn đề này có 2 hướng: 1. Hệ thống giáo dục đào tạo tiếng anh sao cho sinh viên có thể đọc hiểu dễ dàng. 2. Dịch tài liệu sang tiếng Việt

    Nếu hệ thống giáo dục chưa thể giúp cho việc 1. Thì chúng ta có thể giúp ích cho xã hội bằng việc 2. Nước Nhật tài liệu kiến thức mới họ cập nhật nhanh chóng bằng tiếng Nhật luôn, người Nhật đa phần kém tiếng anh (chắc chắn kém hơn VN) nhưng họ vẫn học nhanh và chắc đó là do họ dịch thuật nhiều.

    Nếu ai đó nghĩ dịch vậy thì mình có lợi gì? Thì trước khi trả lời câu hỏi đó thì hãy hỏi mình làm vậy sẽ cống hiến được gì. Chỉ cần một trong số các bạn dịch một quyển, người khác dịch cuốn khác. Cả xã hội dịch sách, bạn đã cống hiến cho xã hội. Thay vì kêu than không ai làm cho xã hội, kêu than vì nền giáo dục, thì ta hãy thay đổi từ bản thân mình, những người khác sẽ theo gót bạn và thay đổi.

    Dù mình cũng nhận là Tiếng Anh bập bẹ, không tốt nhưng vẫn có tham vọng sẽ giúp ích cho những người trẻ, NẾU MUỐN THAY ĐỔI XÃ HỘI THAY ĐỔI VIỆT NAM

    Like

      1. Mình cũng nhận thấy VN mình tiếng anh còn trên các nước Nhật (Trung Quốc thì mình ko biêt). Nhưng lý do đơn giản là vì không có tiếng Anh thì VN ko giao tiếp được với các nước khác, hiểu tri thức của thế giới. Nhưng, Các nước Nhật, Trung Quốc họ kém tiếng anh hơn, nhưng lại có việc phổ cập tri thức tốt hơn. Sách kỹ thuật mới cũng có bản dịch ngay sau khi xuất hiện.

        Con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, tiếp nhận tri thức từ nguồn khác. Theo mình thì không quan trọng nước nào giỏi hơn nước nào về ngôn ngữ chỉ cần làm cho mọi người có thể tiếp cận với kiến thức đó lợi nhất thì càng tốt.

        Bạn là người mình khá khâm phục vì đã viết được các blog để cho mọi người khác có thể tham khảo và học hành. Bạn đã giúp ích được cho xã hội, cho mọi người. Thêm vào đó nếu bạn có thể dịch một cuốn sách nào đó và xuất bản nó (đừng nghĩ tới lợi nhuận) thì giá trị chia sẻ của bạn sẽ nhân lên. 🙂

        Liked by 1 person

  10. Em đồng tình tất cả ý kiến ở trên (có chọn lọc) sau khi đã đọc bài viết và các bình luận. Chặng đường của sinh viên CNTT tụi em sau này hơi gian nan, đầy thử thách! :3
    (Một sinh viên năm I khoa CNTT trường ĐHSP TPHCM tâm sự) 😀

    Like

  11. Mình thấy ở đây có vẻ nhiều thanh niên chỉ trích cùng ad việc dạy học bậc Đại học nhỉ? Thật tình thì các bạn lên đây thẩm du thí có ích gì? Cái blog này có là cái đinh gì trong mắt Bộ đâu.

    Thay vì than trách sao các bạn không làm việc gì khác đi -> TỪ BỎ ĐẠI HỌC ĐÊ. Đại học đâu đem lại lợi ích gì cho các bân đúng không?
    – Các em học sinh: luyện thi làm các đách gì nữa? Kiếm đủ điểm Tốt nghiệp rồi vào Cao đẳng như 1 bạn ở trên chia sẻ ấy
    – Các bạn đang đọc Đại học: nghỉ ngay đi. Hãy như anh Bill. Tương lai rộng mở trước mắt, việc gì phải tự làm khó mình
    – Các anh có việc: lo làm việc đi, có ai bắt các anh đi học lại đâu
    – Các anh thất nghiệp: các anh có biết tại sao các anh vẫn ngồi nha không?

    VIỆC BỎ ĐẠI HỌC CỦA CÁC BẠN SẼ GIÚP GIẢM BỚT GÁNH NẶNG THỪA THẦY THIẾU THỢ XÃ HỘI ĐANG CHỊU ĐỰNG HIỆN NAY

    Like

    1. “cứ nghĩ đi rồi cuộc đời ăn cứt” :)). Đừng lôi Bill, Mark vô đây, nhiều đứa đa cấp hay ‘chống chế’ như thế , nhắc lại đó là ở Mỹ nha, ở Mỹ bạn có thể trở lại đại học bất cứ lúc nào. Đại học có nhiều hạn chế có quá nhiều học phần “chung chung”, học phần chuyên đề thì hơi ít thì tới năm cuối mới dạy, 4-5 năm đủ ‘mài quần’ để học anh văn, C, C++,CTDL. Đại học không phải tối ưu nhưng là con đường an toàn cho developer hơn aptech, niit..Chỉ là toán cao cấp,lý(học phần khối kỹ thuật), quốc phòng-triết-mác-tư tưởng(học phần chung của Đảng), Anh Văn 1-2-3(nên là toeic), các học phần java spring, oracle, angular,react, html5 có mức hướng dẫn tham khảo, project chưa giống task ở công ty..=> nên các công ty có xu hướng tuyển junior để vô làm luôn. nhiều fresher phải OT để bắt kịp task.

      Like

  12. Chú cho anh hỏi, kiến thức căn bản với kiến thức cũ thì khác méo gì nhau?
    Bản chất của kiến thức căn bản vấn là kiến thức cũ, cũng như bản chất của List, ArrayList trong C# vẫn chỉ là Array mà thôi.
    Với lại, chú đã nghe câu “lạc hậu, nhưng không lỗi thời” chưa?
    Chú viết blog share cho các (anh chị) em thì chú ý, những cái nào thuộc về khái niệm thì cố mà đưa ra một cách chính xác nhất có thể nhé.

    Like

  13. Thiệt không có tiền để tậu Head First Java, Clean Code, Code Complete 2,…nên phải chạy ra photo về đọc cho tiện, nhưng đôi khi cảm thấy cắn rứt lương tâm vô cùng haizzz

    Like

  14. Theo cá nhân mình thấy bài viết của bạn cũng phản ánh phần nào tình trạng ngành công nghệ thông tin của nước ta hiện nay. Và mình thấy thực sự đúng là giáo dục có vấn đề thật. Khả năng tự học , tự nghiên cứu của sv nước ta rất kém. Mình thấy khá may mắn khi từ hồi đi học đã có cái tính tò mò , hiếu kỳ nên dẫn theo khả năng tự học của mình khá tốt, và mình cũng nhận thấy rằng giáo dục hiện tại rất thụ động và bảo thủ nên nhiều khi mình cũng ức chế khi còn ngồi ghế nhà trường.
    Nhiều bạn vẫn bao biện rằng những môn học đại cương trong trường ĐH giúp tăng khả năng tư duy rồi là cung cấp kiến thức nền, và nhiều bạn vẫn khẳng định rằng nó không thừa chút nào. Vậy các bạn đã thử đặt câu hỏi rằng tại sao sinh viên nước ngoài cũng học 4 năm trong trường đại học và khi ra trường thì họ làm được việc ngay , hiệu suất làm việc cũng rất tốt . Trong khi đó thì phần lớn sinh viên nước ta phải đào tạo lại mới làm được việc. Các bạn vẫn tự hào là trong trường dh dạy các bạn khả năng tư duy logic với kiến thức toán ký hoá mác mủng vv… nhưng tại sao nước ngoài thì nó liên tục sáng tạo ra sản phẩm mới , xây dựng các hệ thống lớn. Còn mình thì đi làm thuê cho nó còn chưa xong. Thế nên mình thấy ko thay đổi được thì vẫn là ếch ngồi đáy nồi, toàn tự đánh trống khen hay.
    Và mình thấy hiện tại cũng chính vì cái lý do học thụ động nhiều nên mới dẫn đến hệ quả là người việt mình ít đọc sách. Những loại sách mang tính giải trí thì mình ko nói vì nó cũng như bao hình thức giải trí khác tuy nhiên những đầu sách về nghiệp vụ sách kỹ năng sống , giao tiếp , sách văn hoá hoặc những bộ tiểu thuyết nổi tiếng thì lại rất ít đọc.

    Like

  15. Nhìn vào bình luận là hiểu ngay tại sao mọi thứ ở VN hiện tại đều như hạch. Cám ơn và chia buồn với chủ blog, bạn đừng nên trả lời tụi nó nữa.

    Like

  16. Mình thấy bài viết rất hay. Và muốn biết thực trạng GD ở VN như thế nào thì đọc comment là hiểu =))

    Like

  17. Nếu chỉ cần học code ứng dụng, code game, hay code những thứ “được coi là bình thường” thì dĩ nhiên một học sinh cấp 2 cũng đủ tư duy và logic để code được. (Mình từng guide một em học sinh lớp 9 code phần mềm quản lý thư viện cho trường em ấy, và em ấy code được ngon lành)

    Nhưng để code những thứ “cao siêu” hơn như AI, BigData,… hay vào những domain cần kiến thức cao hơn thì đám kiến thức ở ĐH, thậm chí là cần phải là TS mới có thể “hiểu” và code được đấy. (Mình từng làm một phần trong Earth Quake Warning System của NTT Data, và quả thật, nếu không biết Fourier, Laplace,…thì chịu, không hiểu nổi requirement chứ đừng nói đến design).

    Thêm nữa, mục đích của ĐH là đào tạo “chung”, chứ không mang tính chất specific quá. Và mục đích của học ĐH là để lấy các kiến thức cơ bản của nghề mình muốn theo, chứ không phải là đạo tạo nghề. Hai cái này hoàn toàn khác nhau nhé. Đơn giản nếu bạn muốn làm coder (not developer) thì bạn hoàn toàn có thể đăng kí học tại một vài trung tâm, rồi ra làm việc, đâu nhất thiết phải học ĐH đâu? Nhưng thế thì bạn cũng chỉ là anh code quèn. Còn nếu bạn học ĐH, bạn sẽ có cơ hội vươn lên làm tầm legend đúng không nào.

    Điều này cũng giống như việc cùng là việc xây nhà, nhưng anh thợ hồ, thợ xây cũng chỉ biết làm những việc như lát gạch, xây tường,…. Còn người kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư họ biết những thứ ở level cao hơn như design, kiểm tra chất lượng,…Vậy bạn muốn làm anh thợ hồ hay chàng kĩ sư xây dựng?

    Like

  18. Rõ ràng học mấy cái thứ TLH đại cương chẳng làm cái méo gì. Còn tư duy thì đam mê IT, tiếp xúc nhiều với ngành sẽ có tư duy đúng. Mấy cái triết thì nghe đã thấy làm chậm quá trình phát triển của ngành IT trong nước

    Like

Leave a comment