Làm thế nào để trở thành Web Developer – Phần 1

Bạn có muốn biết cách tự học để trở thành web developer?
Bạn có muốn biết những kiến thức cần có, những điều cần học?
Bạn muốn biết thêm về công việc và lương của web developer?

Hãy đọc thật kĩ series 2 phần này nhé! Series sẽ chia sẻ về vị trí web developer, lộ trình học tập, cùng với những kiến thức bạn cần có để trở thành một web developer thực thụ.

Web Developer làm gì? Dễ xin việc không? Lương cao hay thấp?

Web Developer tức là lập trình viên Web, công việc của Web developer đương nhiên là … lập trình ra ứng dụng Web.

Thời đại của Web đã bắt đầu từ rất lâu, kéo dài đến nay đã được vài chục năm. Mặc dù hiện tại là thời đại smartphone, web vẫn có một chỗ đứng nhất định bên cạnh mobile app. Dễ thấy là các hệ thống từ lớn (Facebook, Google, Youtube) đến nhỏ (web doanh nghiệp, shop online) đều nằm trên nền Web.

Bà Tám bán xôi cần web bán xôi, bé M bán kem trộn cần web bán kem trộn, công ty BKAV sản xuất thịt chó cần hệ thống quản lý thịt chó xuyên lục địa. Lẽ đương nhiên, nhu cầu làm web cao thì số lượng công việc cho web developer cũng rất nhiều.

Nhu cầu tuyển dụng Web Developer khá nhiều, lương không hề thấp!

Dạo sơ một số trang như TopIT, có thể thấy có đến hơn 300 job cho Web Developer. Mức lương dĩ nhiên cũng không hề tệ, từ 500$ tới 2000$ tuỳ theo trình độ và kinh nghiệm của bạn.

Đọc đến đây, các bạn đã hào hứng muốn tìm hiểu thêm về vị trí Web Developer chưa nào? Hãy đọc tiếp để xem ngành này có những hướng phát triển nào, cần đầu tư vào những kĩ năng gì nhé!

Front-end, Back-end hay Full-stack?

Số lượng Web Developer trên thị trường không hề ít, chất lượng thì thượng vàng hạ cám, vàng thau lẫn lộn. Hiện tại, nếu muốn làm web developer, bạn có thể chọn 1 trong 3 hướng để phát triển:

  • Front-end: Front-end là những gì người dùng nhìn thấy và tương tác. Nó là “mặt tiền” của một trang web. Nếu bạn thích thiết kế, muốn gần gũi với người dùng thì bạn có thể đặt mục tiêu trở thành một front-end developer.
  • Back-end: Back-end là những thứ người dùng không nhìn thấy, nhưng giúp cho hệ thống hoạt động trơn tru. Dữ liệu của người dùng, thuật toán phân tích … đều nằm ở back-end. Nếu front-end là lớp sơn, lớp vỏ của một ngôi nhà thì back-end chính là giàn giáo, xương sườn của ngôi nhà đó. Công việc này phù hợp với những bạn thích suy nghĩ logic, thích làm việc với hệ thống và cơ sở dữ liệu.
  • Full-stack: Full-stack Developer là những con người đa năng, hai tay hai súng, có khả năng chơi luôn cả 2 từ front-end tới back-end. Đôi khi họ còn kiêm luôn cả vị trí System Design và DevOps. Trách nhiệm cao, kiến thức cần nắm nhiều nên lương của họ cũng nhỉnh hơn các vị trí khác đôi chút. 

Các bạn có thể xem lại về front-end và back-end trong bài viết “Kĩ năng cần có của web developer” nhé!

Lộ trình học tập để trở thành web developer

Một tin vui cho bạn là: Để trở thành Web Developer không hề khó, nếu kiên trì thì ai cũng học được. Bạn có thể bắt đầu từ con số 0, hoặc với chút ít kiến thức căn bản về lập trình.

Đây là một lộ trình học tập khá đơn giản, các bạn có thể tham khảo để làm theo:

  1. Học kiến thức nền về Web và Networking
  2. Học cơ bản về cả back-end lẫn front-end (học mới biết cái nào hợp với bạn)
  3. Chọn một hướng phát triển mà bạn thấy hứng thú
  4. Học một hai framework front-end hoặc back-end thông dụng
  5. Tạo ra sản phẩm nho nhỏ bằng cách áp dụng kiến thức đã học
  6. Đi phỏng vấn để xin thực tập và đi làm
  7. Vừa làm vừa học tiếp những kiến thức nâng cao
  8. Áp dụng kiến thức nâng cao vào công việc
  9. Tuỳ vào cơ duyên và khả năng học tập, có thể bạn sẽ thành phun tắc developer
  10. Làm lâu, nhiều kinh nghiệm, lên lương lên chức
Phía trên là lộ trình khá đơn giản mà các bạn có thể làm theo

Những kiến thức này đa phần đều có trên mạng, nên các bạn có thể dễ dàng tự họckhông cần học đại học hoặc ra trung tâm. Bạn có thể lên freecodecamp, hoặc vào các trường dạy code miễn phí để học.

Kiến thức nền mà mỗi Web Developer phải có

Đây là những kiến thức nền mà bất kì Web Developer nào cũng phải biết, cho dù bạn có phát triển theo hướng nào đi nữa.

  • Source Control: Git/TFS/SVN
  • AJAX / Web API
  • RESTful API / HTTP method
  • Cơ bản về Networking
  • Clean Code, viết code tách bạch rõ ràng
  • Thuật toán và cấu trúc dữ liệu

Muốn biết mình nắm rõ cơ bản về web và networking hay chưa, bạn hãy thử trả lời câu hỏi sau: Điều gì xảy ra khi ta gõ địa chỉ web vào thanh trình duyệt và bấm Enter?

Đây là một câu hỏi thường hay gặp khi bạn đi phỏng vấn vị trí Web Developer. Tuỳ vào câu trả lời, người ta sẽ đánh giá được kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ứng viên.

Các bạn tự tìm hiểu rồi trả lời nhé, mình không có đáp án mẫu đâu 😉

Tạm kết

Ở bài này, mình đa chia sẻ về lương lậu và công việc của vị trí web developer, các hướng phát triển cũng như những kiến thức nền cần phải nắm.

phần sau, mình sẽ nói chuyên sâu hơn về những kĩ năng mà bạn cần trau dồi để khi đi theo hướng front-end hay back-end; kĩ năng cần có để đi phỏng vấn, xin việc; cùng với đôi lời khuyên để phát triển bản thân trên con đường làm Web Developer. Các bạn nhớ đón xem nhé!

9 thoughts on “Làm thế nào để trở thành Web Developer – Phần 1”

  1. khi gõ địa chỉ web + enter => Máy chủ phân giải tên miền điều hướng về host đặt web => Bộ phân giải route của (MVC, Spring, Laravel,…) điều hướng tới Controller rồi Action thích hợp => Action xử lý dữ liệu (có thể gọi xuống các tầng phía dưới) =>
    – Với MVC thuần View sẽ được Server render ra, xử lý hiển thị dữ liệu blabla.. cho người dùng
    – Với API. Server bắn ra dữ liệu thô dưới dạng json/xml…. . Một framwork front-end như angular hoặc react sẽ xử lý dữ liệu và hiện thị kết quả

    Liked by 1 person

    1. Em cũng hiểu được như bác, nhưng em ứ biết cách diễn tả như bác =))
      Tự cảm thấy mình tù quá, diễn đạt kém.
      Rất khâm phục bác 🙂

      Like

  2. Anh Hoàng cho em hỏi anh phân bổ thời gian nghỉ ngơi với học khi đi làm tn ạ. Vì bt mình phải đi làm từ sáng đến chiều tối mới về, thực sự rất mệt nên tối học khó vào quá anh ạ huhu :((

    Like

  3. Anh ơi cho em hỏi nếu là back-end. Thì back-end out source khác với back – end product như nào?. Và nếu mình thông thạo một framework nào đấy mà làm back – end thì cũng chỉ là đi làm “công nhân” thuê đúng không anh, vậy từ back – end mình có thể tiến lên vị trí nào nữa. Có phải kiểu như là back – end nhưng ko phải code lặt vặt nữa mà có thể là code ra được cả 1 framework để người khác làm và khi đó thì mình đc gọi là gì

    Like

Leave a comment