Tự ti, phân vân, lo lắng, nghi ngờ bản thân,… những cảm xúc tiêu cực mà sinh viên IT/ lập trình viên nào cũng sẽ gặp phải

Cách đây không lâu, mình có nhận được một lời tâm sự từ một bạn sinh viên IT:

Hiện em đang là sinh viên năm 3 của trường Bưu Chính Viễn Thông. Hôm nay em nhắn cho a cái gmail này vì em không viết phải nói ra với ai và như nào được nữa ạ. 
E đang rất lo lắng và sợ hãi nhưng em cứ trơ ra và không biết sợ là gì ạ. @@ 
Em theo học công nghệ thông tin của trường tính đến nay là năm thứ 3. Điểm của em rất rất kém ạ, hiện tại là là mức trung bình. 
Em không có một định hướng nghề nghiệp gì cho bản thân cả. em xin lỗi vì lại hỏi anh ngay cả trong khi bản thân em cũng không có một chút định hướng nào. 
Em thấy bản thân mình không bằng bạn bằng bè quá nhiều. Lực học rồi đến cả sự cố gắng cũng k đủ. hay bỏ dở giữa chừng, chẳng làm cái gì ra hồn và đúng là em chưa bao giờ lam được chuyện gì ra hồn cả ạ. mấy năm là sinh viên đi học. em mải làm thêm kiếm tiền mà bỏ học trên lớp. em không lên lớp nghe giảng. đi thi cuối kì môn đc thi môn không. môn được thi em thi chỉ đủ điểm qua. có nhưng môn em học lại đến lần thứ 3 mà vẫn k qua. chỉ vì em không lên lớp. mấy ngôn ngữ học trên trường hiện tại em cũng chỉ biết một chút về ngôn ngữ C.

Bạn sinh viên gửi thư có vẻ hơi thiếu tự tin và nghi ngờ về khả năng của bản thân, lo lắng khi thấy mình không bằng bạn bằng bè. Mình nghĩ rằng không chỉ bạn ấy, mà ngay cả mình, hoặc các bạn đọc của blog này chắc cũng đã từng có những suy nghĩ như vậy.

Do vậy, mình viết bài này để trải lòng về những cảm xúc tiêu cựcsinh viên IT và các bạn mới đi làm hay gặp phải, cũng như cách để vượt qua chúng nhé.

Nghi ngờ khả năng và lựa chọn của bản thân

Khi còn đi học, đôi khi học phải những môn khoai khoai (như thuật toán và cấu trúc dữ liệu), hoặc gặp phải những bài tập khó, nhiều khi các bạn sẽ cảm thấy bế tắc vì bỏ hết mấy ngày mà vẫn tìm không ra lời giải.

Hoặc ngay khi mới nhập môn lập trình, chỉ những bài tập đơn gỉản đã khiến bạn vò đầu bức tai, sứt đầu mẻ trán. Chúng làm các bạn cảm thấy mình không đủ khả năng code, không phù hợp với nghề lập trình.

Bạn tự hỏi liệu khả năng của mình có hợp với ngành này hay không, chẳng lẽ mình đã chọn sai ngành? Các bạn biết không, mình cũng từng cảm thấy như vậy đấy!

Bạn tự hỏi không biết mình có chọn nhầm ngành hay không…

Ngày trước, thời học C++, mình từng chửi trời chửi đất chửi thầy cô vì những bài tập chó má khốn nạn, làm 2-3 ngày vẫn chưa xong. Nhiều lúc mình cũng tự hỏi “Phải chăng mình không đủ thông mình để theo ngành lập trình?”.

Đến nay, khi đã đi làm một thời gian, nhìn lại những bài tập hồi trước, mình thấy chúng chỉ … đơn giản như trò con nít.

Liệu có phải là do nay mình thông mình hơn ngày xưa hay không? Không! Chỉ đơn giản mà vì mình đã code nhiều hơn, đã quen với việc tư duy và giải quyết vấn đề nên không thấy chúng khó nữa.

Các bạn thấy đấy. lập trình viên giỏi không tự sinh ra, mà phải trải qua quá trình khổ luyện và đổ mồ hôi nước mắt. Bản thân Bill Gates cũng phải mất 10000 giờ ngồi nghịch code ở máy trên trường để luyện khả năng code.

Do vậy, khi gặp khó khăn trong quá trình code, đừng nghĩ mình không có khả năng, hãy nghĩ rằng mình chưa luyện tập đủ mà thôi nhé!

Đừng nghĩ mình không có khả năng, hãy nghĩ rằng mình chưa luyện tập đủ mà thôi nhé!

Phân vân vì có quá nhiều lựa chọn

Ngành CNTT có rất nhiều cơ hội và rất nhiều lựa chọn, dẫn tới chuyện đôi khi các bạn cảm thấy phân vân, lạc lối không biết phải lựa chọn ra sao.

Ngành CNTT trong các trường có khá nhiều phân ngành nhỏ: Computer Science, Software Engineering, Engineering, Security, … Điều này làm các bạn bối rối không biết nên lựa chọn hướng đi như thế nào.

Cảm giác này mình cũng đã từng trải qua hồi năm 3, khi phải lựa chọn giữa ngành Hệ Thống Thông Tin và Hệ Thống Nhún (cố ý viết nhún cho nó đen tối). Lúc ra trường cũng vậy, mình không biết nên tập trung học ngôn ngữ A hay B, nên theo web hay mobile, nên làm front-end hay back-end.

Đi làm một thời gian, mình nhận ra rằng lựa chọn thật ra không quan trọng. Ngành IT mình đang khát nhân lực nên các bạn có rất nhiều cơ hội. Cứ chọn đại một con đường nào đó để đi, sau đó nên phù hợp thì theo, không phù hợp thì chuyển thôi!

Đôi khi bạn sẽ phân vân khi phải lựa chọn ngôn ngữ/công nghệ để học, hoặc con đường cho tương lai

Làm mobile một hồi thấy thích web hơn, ok nhảy thôi! Code Java chán quá thấy JavaScript hay hơn, ok nhảy luôn!

Bản thân mình từng gặp anh Đạt bên daynhauhoc, anh làm Embedded Engineer đã 6,7 năm mà còn chuyển ngành qua làm Web Developer tại Garena Singapore được cơ mà.

Lo lắng và so sánh bản thân mình với người khác

Thuở mới vào Đại Học, kiến thức về lập trình của mình là con số 0 to tổ tướng. Ngồi chung lớp, học chung với những thằng từng đươc giải Tin học quốc gia, huy chương ACM này nọ, rành rọt C, Pascal,  v…v, mình cứ so sánh rồi lo lắng mình sẽ bị thua kém và tụt hậu.

Thuở mới đi làm, mình cũng hay so sánh thằng C thằng D ra trường lương cao mười mấy củ mà mình chỉ mới có 5,6 củ.

Thế rồi, mình nhận ra rằng, mỗi người có một con đường riêng. Có thể nhìn vào thành tựu của bạn bè để phấn đấu, nhìn vào mức lương của bạn bè để … tính đường nhảy việc. Chứ đừng nên nhìn vào đó mà so sánh, ganh tị hay dằn vặt bản thân bất tài.

Đừng so sánh mình với bạn bè rồi ganh tị, hơn thua, cay cú

Cảm thấy mình… méo biết gì cả

Đây là cảm giác của các bạn sinh viên khi lần đầu đi thực tập hoặc làm việc thực sự. Ban đầu các bạn sẽ cảm thấy choáng ngộp vì những thứ mình làm khác hẳn những thứ mình được dạy trong trường.

Tham gia vào một dự án với những bác đã làm lâu năm, có nhiều năm kinh nghiệm, các bạn sẽ nhận ra bản thân mình “méo biết gì cả”, bắt đầu tự ti, sợ hãi, lo lắng sẽ không hoàn thành công việc được giao.

Đôi lúc các bạn sẽ cảm thấy mình méo biết gì cả

Tuy nhiên đây cũng là điều bình thường. Các công ty cũng không mong chờ bạn vào là làm được việc ngay, mà sẽ cho bạn một thời gian để rèn luyện (VD bên FPT có chương trình Fresher, rèn luyện tận 3 tháng trước khi vào dự án thực tế).

Điều bạn cần làm lúc này là nỗ lực hết sức trong thời gian này để hấp thu những kiến thức thực tế, không trường nào dạy, chỉ có thể đạt được khi đi làm.

Kết

Lâu lắm rồi mình mới viết một bài khá dài, trải lòng về những cảm xúc tiêu cực mà mình từng gặp phải thuở còn đi học, mới đi làm. Mình nghĩ rằng đây là những cảm xúc, những giai đoạn mà bắt buộc ai cũng phải trải qua.

Do vậy, nếu bạn từng gặp phải những cảm giác thì này cũng đừng nên quá lo lắng. Không chỉ mỗi mình bạn, đôi khi có những người thành công hơn bạn cũng từng trải qua những cảm giác như vậy. Vì thế, cứ tự tin vào con đường lập trình mà mình đã chọn nhé!

Cứ tự tin vào con đường mình đã chọn nhé

Còn bản thân các bạn, liệu các bạn đã từng trải qua những lúc tự ti, phân vân, lo lắng khi đi học, đi làm chưa? Hãy cùng chia sẻ với mọi người trong phần comment nhé!

32 thoughts on “Tự ti, phân vân, lo lắng, nghi ngờ bản thân,… những cảm xúc tiêu cực mà sinh viên IT/ lập trình viên nào cũng sẽ gặp phải”

  1. Những chia sẻ hết sức thực tế và chân thành, em và bạn sinh viên đã gửi mail cho anh gặp cùng một vấn đề, ít nhất sau khi đọc bài viết này em đã biết được điều mình còn thiếu chỉ là sự cố gắng và nỗ lực hơn nữa, cảm ơn anh!

    Like

  2. Trước lúc mới đi làm mình cũng không biết nhiều tuy nhiên mình không cảm thấy tự ti vì mình đẹp trai nhất cty :3

    Like

    1. a ơi cho e hỏi hiện giờ em đang học ngành công nghệ thông tin năm nhất mà trong khi học thì đầu em nó trống rỗng mỗi khi học thì hơi giợi nhớ về điều gì đó giống như em học thuộc vậy a có thể tư vấn cho em thoát khỏi tình trạng này được không ạ

      Like

      1. Mình là sv năm cuối, đang thực tập, trước đây cũng như bạn, và giờ thì mình thấy, tự học thực sự quan trọng ntn, mỗi sáng, bạn bỏ ra 2 3 tiếng ngồi code, sau 1 tháng cái là khác liền :)))

        Like

  3. Bạn ơi. Bạn có thể viết 1 bài từ nghành khác chuyển qua ngành lập trình được không ạ.Mình là Android developer chuyển từ nhân viên kéo cáp sang.Mình mong là bạn có thể viết 1 bài dành cho những người muốn chuyển sang ngành lập trình viên.
    Mình năm nay 28 tuổi .Theo mình nghĩ thì tuổi này đi làm code thì có lẽ ít nơi nào nhận.Không biết bạn có nghĩ như vậy không?

    Like

      1. Bạn chia sẻ cho mình về độ tuổi code được không bạn, 28 tuổi bắt đầu học code theo bạn nên định hướng theo mảng nào bạn. 🙂

        Like

  4. Đây chính xác là những tâm trạng hiện tại của em. Vừa đi báo cáo tiến độ bài tập nhóm với các thầy, mặc dù bản thân cũng đã làm được nhưng khi nhìn các nhóm khác báo cáo thì cảm thấy thật mặc cảm, cảm thấy mình chẳng là cái gì ở chốn này cả.
    Cám ơn anh vì bài viết này 🙂 !

    Like

  5. hầu như ngày nào cũng dành thời gian để đọc bài viết của a. Nó rất có ích cho bản thân e. Tks a nhiều

    Liked by 1 person

  6. e học ngành khác nhưng muốn hoc thêm front-end, e tự học, không bằng cấp thì liệu có thể đủ tiêu chí để đi làm k ạ? các tiền bối chỉ giáo với ạ.

    Like

  7. Bài viết hay quá, cũng lê lết qua năm 1,2 giờ tới năm 3 rồi mà vẫn chẳng biết mình muốn đi theo cái gì. Nhoed ngày đầu đi học code giấy cả tháng cũng chả biết VS là cái PM qq gì? hay vòng for trên máy nó chạy ra làm sao? hoàn toàn mù tịt. Giờ đỡ hơn xíu nhưng mà thuật toán thì vẫn ngu ngu.

    Liked by 1 person

  8. Em cũng đang trải qua những cảm giác y hệt như vậy, tuy nhiên không hẳn là sợ hãi và hoảng loạn tự ti, em bị mệt nhiều hơn, vì đang tập gym ăn uống như trâu bò xong tự nhiên hơn tháng trời chỉ ngồi trong cty từ 8h30 đến 18h hoặc hơn. Anh Hoàng ơi, nếu không muốn theo Tech thì có thể theo Analyst hoặc manage đúng không ạ. Manage thì cần thời gian nên hiện tại em chỉ hỏi về analyst thôi, làm analyst thì có bị ngồi ì một chỗ không a, mới ra trường thì có làm được không a?

    Like

    1. Ngành nào cũng ngồi ỳ 1 chỗ cả em, và muốn làm BA thì chắc cũng cỡ 2,3 năm kinh nghiệm và có ngoại ngữ tốt nhé.
      Nếu em muốn rãnh rỗi có thể xin vào fsoft, lương hơi thấp nhưng công việc cũng nhàn 😉

      Like

  9. Cách đây 6 năm mình cũng tập tọe đến với lập trình, cảm giác giống hệt như bạn nói: Học toàn với mấy thằng biết rồi, tư duy giải thuật “như hack”, bài tập thì làm nhoắng cái là đã xong. Mình thì bập bẹ tư duy, bập bẹ code
    Và bây giờ mình đang làm leader của mấy đứa đấy =))

    Like

  10. Ngày xưa mình học code C méo biết gì.Có mấy cái bài giải phương trình bậc 2 gì gì đấy còn méo biết code thế nào. Đi thi thì toàn học thuộc code =)). Thế éo nào giờ đã đi làm được 4 năm rồi 😀

    Like

  11. bạn ơi cho mình hỏi, mình 31 tuổi rồi, chuyên ngành kinh tế, giờ muốn chuyển ngành qua học lập trình đc không bạn, nếu có thể thì theo bạn mình nên học trung tâm như FPT aptech hay là học đại học văn bằng 2 khoa cntt? Thanks

    Like

    1. Mình đang học cntt muốn nhảy sang học kinh tế còn bạn thì lại muốn nhảy vô cntt =))

      Like

      1. bác nhảy sao ạ , em cũng chưa biết thế nào vì e cũng bập bọe code học cntt mà code tù mù

        Like

  12. Đúng với tâm trạng chó cắn hiện giờ của mình .
    Sinh viên năm 4, đi thực tập,trong đầu suy nghĩ là mình làm cái quái gì trong này( vì mình hỏng kiến thức quá nhiều), ở cty thì chán mà nghỉ cũng ko xong.Không tìm được niềm vui trong công việc thì sao mà làm đây.
    Ai có từng ở hoàn cảnh này cho mình xin it lời khuyên được không?Thanks.

    Like

  13. Chuẩn quá anh ơi, năm 11 em cũng nghĩ liệu mình có đủ thông minh để theo lập trình??? Có lẽ là ko và năm nhất em học đại học y nhưng vậy thì mình cũng đâu có dốt lắm thế là năm năm em đã quyết định thi bách khoa hà nội và em đã đỗ. May quá :v

    Like

  14. Em cũng đã từng trải qua cảm giác như vậy và giờ hiện vẫn đang như vậy sau khi đọc xong bài này của anh

    Like

  15. Hay quá a ơi, em đang là sv năm 2, nhờ đọc bài của a e thấy tự tin hẳn lên, mong là sẽ cố gắng làm được theo những gì a nói.👍👍

    Like

  16. cảm ơn anh rất nhiều về những chia sẻ này. Nó đúng y như tâm trạng của em hiện giờ sau khi sắp ra trường. Nhưng em sẽ cố gắng hết sức và tin vào bản thân mình.

    Like

  17. Trời ơi, bé này y chang mình luôn 😀
    Ngày xưa m học đại học thì cả 5 năm đi làm kiếm tiền mua đồ, đi chơi, đi tụ tập, … Trong đầu mình chả có kiến thức gì cả, điểm vừa suýt soát để nhận bằng trung bình.
    Nhưng lúc sắp tốt nghiệp, m quyết nộp CV vào những công ty lớn như Samsung, viettel, toshiba, panasonic, … muốn được lương cao để tiếp tục chơi =))))))))))
    M học tất cả những gì mình biết, tìm được theo job description của nó thôi.
    Tiếng anh thì làm quen 1 bạn nước ngoài và học bập bõm giao tiếp cơ bản từ bạn ấy.
    Quan trọng là không ngại thất bại, chai mặt đi phỏng vấn liên tục. Cái gì k biết, trả lời sai thì nhờ người phỏng vấn/bạn bè giúp giải đáp để rút kn. Chai mặt cũng xấu hổ mà. M cũng sợ thất bại vì CV còi, tiếng Anh được vài câu học lỏm, kiến thức học vẹt… Mục tiêu chỉ có 1, mình cứ sợ này kia thì chả bao giờ có được.
    Và rồi mình pass sau 4 tháng với mức lương cao vô cùng so với fresher/junior hồi ấy. Có thể mình là con gái làm dev, có thể mình may mắn, hay thuộc cả bảng câu hỏi phỏng vấn thông dụng cho junior vì đi phỏng vấn nhiều, …

    Cơ mà cũng có hậu quả đấy. Vì thiếu kiến thức nền, tiếng anh nên mình phải học cực nhiều để có thể lấp những thiếu sót trong công việc (chả ai trả lương cao cho đứa k làm được việc cả). Nếu đi học chỉ ăn rồi học, làm bài kiểm tra thì khi đi làm, m phải học đêm làm ngày, kết hợp kiến thức và công việc, chịu áp lực. Sức khỏe của mình giảm sút.
    Hơn 1 năm sau đó thì trình độ của mình đã ổn định. Nhưng nghề này vẫn phải học nhiều 😀 Được cái có nền tảng tốt thì tiếp thu nhanh, làm việc hiệu quả hơn, đi biz nọ kia, quản lý abcxyz, …

    Nếu đã thấy mục tiêu, tập trung vào thì chỉ cần một thời gian nhất định thôi là đạt được. Nhưng ăn xổi cũng có giá của nó (y)

    Like

  18. em sinh nam 2k nam nay ra truong, moi di lam dc hon 1 thang, thay minh dut, ngu, occho, loser luong intern 2 cu 😥

    Like

Leave a comment