Đừng hỏi “có nên học cái này cái kia không” nữa!!!

Hôm trước, mình đã làm một bài chửi về việc lười làm bài tập, thích ăn sẵn: Thực trạng học lập trình của sinh viên Việt Nam.

Hôm này, sau khi đi dạo vòng quanh Facebook, đọc nhiều câu hỏi khiến mình cảm thấy buồn bực, ngứa ngáy tay chân. Do vậy, mình viết bài này để chửi thêm một phát về thói lười học và… ngại học.

Bạn nào đọc mà thấy nhột nhột thì cứ nhủ: Chắc thằng Code Dạo nó chừa mình ra nhé :))

Các bạn ăn gì mà ngại với lười quá vậy???

Lướt quanh các diễn đàn, Facebook, mình thường thấy các bạn sinh viên hỏi những câu kiểu như: Có nên học cái này cái kia? Cái kia cái nọ đi làm có cần không? Học cái ABC có xin việc được không?

Đa phần các câu hỏi này xoay quanh hai dạng:

  1. Có nên học cái A cái B, học có xin việc được không? Những câu hỏi này thể hiện sự “ngại”, không dám đầu tư thời gian, công sức cho việc học vì sợ mất thời gian, sợ tốn công vô ích.
  2. Cái C cái D gì đó đi làm có cần dùng không? Học cho qua môn có sao không? Công ty có xem bảng điểm không? Những câu hỏi này thể hiện sự “lười”, chỉ muốn học cho xong, cho có bằng là được.
Muôn vàn câu hỏi “Có nên học cái này cái kia”

Cho phép mình chửi một câu cho các bạn trên sáng mắt ra trước đã

CÁC BẠN ĂN CÁI GÌ MÀ NGẠI VỚI LƯỜI QUÁ VẬY???

Cái gì cũng muốn nhưng… ngại học!!!

Các bạn muốn làm full-stack, muốn biết hết mọi thứ mà ngại học!

Các bạn muốn lương cao, muốn được các công ty giành giật nhưng ngại học! Học gì cũng hỏi “có cần không” rồi mới học!

Những thứ đó bây giờ có khi không cần chứ chắc gì sau này chưa cần? Đến lúc bạn cần thì sao?

Bạn có biết, trong lúc bạn đang lên mạng hỏi có nên học cái này cái kia; thì những đứa bạn tài giỏi lương cao đã bắt đầu học tiếng Nhật tiếng Hàn, học Haskell, học Rust, học điều hành, học mở startup… chỉ đơn thuần vì đam mê hay không?

Ngoài kia có bao thanh niên đang cần mẫn học Haskell, Rust, Elm, những thứ ít người biết đến

Đến lúc chúng nó thành công, liệu bạn có đổ thừa là do tụi nó … may mắn hay có quan hệ??

Bớt suy tư, ít ngần ngừ lại!

Thói quen lười và ngại này sẽ làm bản thân bạn bị giới hạn rất nhiều!

Đắn đo quá lâu, chần chừ quá lâu, suốt ngày chỉ hỏi, chỉ tìm hiểu mà không hành động sẽ khiến bạn dậm chân tại chỗ!

Cứ chọn môt con đường để đi, có thể bạn sẽ đi sai hướng, nhưng bạn vẫn tiến về phía trước, điều chỉnh một chút là sẽ phù hợp với con đường mình muốn đi.

 

Cuộc sống mếu ai biết được ngày mai đâu! Trong ngành lập trình này, nếu không cố gắng tiến lên phía trước, bạn sẽ thụt lùi so với những người cùng lứa.

Hồng Thất Công cũng từng nói: Trong võ công, không tiến tức là lùi!

Công sức đổ ra cho việc học có thể vô ích bây giờ, nhưng chắc gì nó sẽ vô ích trong tương lai??

Nếu chỉ học đúng cái mình cần, biết mỗi một thứ, khi chuyển sang môi trường khác, đưa cho làm việc khác là tèo ngay!

  • Đang làm dev quèn, bỗng dưng may mắn bạn được đưa lên làm team leader hoặc PM. Không học, không biết cách lãnh đạo nhóm là chết ngắt!
  • Đang làm dev quèn, bỗng dưng được giao thiết kế nguyên dự án từ DB cho tới giao diện. Không rõ về UML, về Database là chết ngắt!

Đường rất nhiều, cứ đi là thành đường thôi!

Nếu mình là các bạn, mình sẽ hỏi:

Mình có làm như vậy không? KHÔNG! Mình chỉ suy nghĩ, tìm hiểu, lựa chọn và theo đuổi lựa chọn của mình đến cùng thôi!

Thích gì thì cứ học đi! Hành động nhiều hơn, suy nghĩ thoáng hơn sẽ mở ra nhiều cánh cửa và lựa chọn hơn cho bạn, ví dụ như:

  • Có cần học Elm, Haskell ko? Ko cần nhưng học nó sẽ giúp bạn làm quen với Functional Programming, thay đổi tư duy lập trình!
  • Thuật toán và Cơ Sở Dữ Liệu có cần học ko? Ko cần nếu bạn muốn làm code monkey và code thuê hoài.
  • Docker devOps có cần học ko? Ko cần nhưng nếu biết thì biết thì bạn sẽ có lợi thế khi phỏng vấn các vị trí Full-stack, DevOps
  • Vim và Terminal có cần học cách dùng ko? Ko cần nhưng nó sẽ làm tăng 200% productivity lận!

Chốt

Đương nhiên, nếu bạn nghiêm túc và đã xác định được con đường mình muốn đi, bạn sẽ không bị cảnh… thấy gì cũng học. Thay vào đó, chỉ cần xác định lộ trình sẵn, sau đó học theo những thứ đã có trong lộ trình thôi.

Người giỏi sẽ biết tập trung học những thứ quan trọng nhất cho bản thân, trong hiện tại cũng như tương lai. Tuy vậy, thử học những thứ tưởng chừng vô bổ, không liên quan xem. Biết đâu sẽ có ích!

Đối tượng mình “chửi” trong bài này đa phần là các bạn sinh viên, do “lười” hoặc cảm thấy môn này môn kia nhàm chán nên ko muốn học. Do đó, nếu thấy ai hỏi câu tương tự các bạn cứ quăng cái này ra nhé!

 

Bonus – vậy rốt cuộc cái A,B,C này có cần học không?

Sau đây là những thứ mà nhiều bạn thường thắc mắc có cần học hay không? Như mình đã nói, đa phần các bạn “lười học”, mang tư tưởng chỉ muốn học cho qua môn vì các môn này khó, nặng lý thuyết nên đâm ra … lười.

Các môn lý thuyết

  • Triết học và Tư tưởng Mác Lê Minh có cần học không? KHÔNG! Học cho qua môn cũng không sao?
  • Toán Lý Hóa đại cương: HƠI HƠI! Toán thì nên học Toán Cao Cấp và Toán Rời Rạc.
  • Lý thì nếu làm về nhúng hãy học, không thì không cần. Hóa không cần dùng. FPT trường mình không dạy Toán Lý Hóa đại cương sinh viên vẫn giỏi vẫn đi làm phà phà.
  • Toán Rời Rạc, Toán Cao Cấp: CÓ! Đa phần không dùng nhiều trong công việc (chỉ cần toán cấp 3 là đủ).
  • Tuy vậy, nó sẽ cực kì hữu ích nếu bạn tìm hiểu sâu về Computer Scientce, muốn học lên tiến sĩ, làm về machine learning, data mining. Phải biết thì mới hiểu công thức và đọc academic paper được.
  • Xác suất thống kê: CÓ! Học để hiểu cách tính toán khi code, biết cẩn trọng tính toán để không đốt tiền vào xổ số hay cờ bạc.
Toán Rời Rạc có rất nhiều ứng dụng nếu bạn đi theo hướng nghiên cứu hoặc học lên cao

Các môn về code

  • C/C++: CÓ! Hai ngôn ngữ này ít dùng, trừ khi làm nhúng hoặc làm game. Tuy nhiên phải học thì mới hiểu cách máy tính hoạt động, mới luyện được khả năng tư duy lập trình
  • Assembly: HÊN XUI! Trường mình không dạy, học để biết cách máy tính hoạt động, về sau nếu làm web, mobile app thì cũng chẳng cần thiết mấy.
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: RẤT CÓ! Xem lại bài này Học Thuật Toán để làm cái vẹo gì?
  • Hệ Điều Hành và Mạng Máy Tính: CÓ! Nếu là SysAdmin hoặc IT thì xài thường xuyên. Làm dev cũng nên biết chút chút.
Đừng coi thường cấu trúc dữ liệu & giải thuật

 

Cuối cùng là câu hỏi mình hay gặp nhất: Có nên học ngôn ngữ A, B, C hoặc framework D, E, F nào đó hay không?

Trả lời: Lên itviec hoặc vietnamwork xem người ta có tuyển không, tuyển nhiều không? Nếu nhiều thì cắm đầu mà học thôi nhé! Nếu tuyển ít thì tìm cái khác.

Còn nếu bạn đang thắc mắc không biết nên học ngôn ngữ lập trình nào thì xem video này nhé!

10 thoughts on “Đừng hỏi “có nên học cái này cái kia không” nữa!!!”

  1. Chửi rất hay và rất thốn lắm a, tuy không có từ nào là tục tỉu hay chỉ đích 1 ai cụ thể, nhưng ai đọc cũng thấy mình đã và đang có những cảm giác như thế, thực ra e cũng thể thôi, nhưng e ko thấy nhột mà chỉ thấy bản thân đã bỏ lỡ quá nhiều cái nhưng gì thì nếu mình có quyết tâm, giờ vẫn chưa muộn phải ko a? :3

    Liked by 2 people

  2. Lâu rồi a mới mò vô blog chú, nhân tiện gửi mấy lời cho các em sv. Việc học chả bao giờ là vô bổ cả, khi học 1 cái gì đó mà lỡ xui ko dùng thì chí ít mình cũng tôi luyện được 1 thứ : “cách học cái mới”, đó là chưa kể kiến thức học được sẽ bổ trợ những ngôn ngữ học sau này. Nhờ hồi vừa đi làm bị đạp qua dự án JAV (ý là java), trong khi chả biết vẹo j về nó cả, nhưng may trước đó là 1 tay C# cứng nên cứ ráp những thứ liên quan vào như method – function – cách tổ chức code – cách debug, chỉ cần bỏ thêm chút thời gian đọc về FrameWork như spring – struts là làm được việc. Còn về chuyện học để kiếm việc – học vì đam mê thì theo mình đam mê nó như ly rượu vang vậy, sống thì không thể thiếu cơm được – có ai chỉ uống rượu mà sống nổi đâu. Nên tốt nhất là no bụng trước, học cái gì người ta tuyển nhiều ấy, cho chắc bụng. Rồi sau đó học thêm những thứ mình thích. Nhai mỗi cơm mãi cũng chán, làm thêm ly bia hơi hay vang đỏ nó mới “ngon cơm vợ nấu”. Nhưng mà cũng ko ôm nhiều quá, dành time đọc sách, xem sech, vs chơi game, gái gú nữa. Cho cuộc sống nó thi vị.

    Liked by 1 person

  3. Mấy bác cho em có cần thiết phải học jquery không em thấy trên quora rất nhiều câu hỏi như, có cần học jquery vào năm 201x không, có phải jquery đã “chết” không, có phải framework a, b, c thay thế được cho jquery không. Em hỏi nghiêm túc nhé không troll đâu

    Like

  4. Học Triết rất quan trọng nhá. Sau khi học Triết học ta sẽ có 1 cái nhìn khách quan về thế giới con người

    Like

Leave a comment