Chuyện bi hài về cây cầu Chó Lu Té Ca – Bài học về những thay đổi méo thể lường trước được?

Đây là một câu chuyện bi hài dở khóc dở cười về một cây cầu mang tên Chó Lu Té Ca (Choluteca) ở Honduras (Trung Mỹ).

Vào những năm 90, chính quyền Honduras muốn xây dựng 1 cây cầu băng qua con sông Choluteca. Khu vực này vốn có nhiều thiên tai, nên cây cầu phải có sức chống chịu tốt trước giông bão.

Trong vòng 3 năm (từ 1996 tới 1998),  cây cầu được công ty Nhật Hazama Ando xây dựng, bằng công nghệ Nhựt Bổn hiện đại, chấp luôn mọi thể loại giông bão thiên tai.

Thế rồi, cầu vừa xây xong, vài tháng sau đó, cơn bão nhiệt đới Mitch ập tới, gây thiệt hại hơn 7000 nhân mạng ở nước Honduras.

Số phận cây cầu ra sao, các bạn xem tiếp sẽ rõ!

Số phận éo le của cây cầu Choluteca sau cơn bão

Cơn bão Mitch phá huỷ khá nhiều cây cầu ở Honduras. Thế nhưng, nhờ sử dụng công nghệ hiện đại của Nhật Bản, cây cầu Choluteca vẫn đứng vững, không hề suy suyễn trước cơn giông.

Thế nhưng, người tính không bằng trời tính. Mặc dù không phá huỷ được cây cầu, cơn bão và lũ lụt đã quét sạch đường xá 2 bên bờ sông, làm đổi chiều con sông Choluteca dưới chân cầu,

Thế là, cây cầu Chó Lu Té Ca bỗng dưng trở thành 1 cây … cầu cạn, vì không có đường nối, sông cũng đã đổi chiều mất tiêu, không còn nằm dưới chân cầu nữa.

Thế là, cây cầu Chó Lu Té Ca bỗng trở thành 1 cây … cầu cạn, bởi vì sông đã đổi chiều mất tiêu, không còn nằm dưới chân cầu nữa.

 

Đội ngũ engineer và quản lý của cây cầu lúc này chỉ biết câm nín, vì họ chỉ dự đoán là cây cầu sẽ phải chịu tải trươc giông bão; chứ không lường được rằng… con sông cũng đổi chiều mất tiêu.

Đội ngũ engineer và quản lý cây cầu lúc này

Bài học rút ra sau câu chuyện

Câu chuyện về cây cầu Choluteca đã trở thành 1 bài học kinh điển về công nghệ, về quản trị, lên kế hoạch trước những biến đổi của tự nhiên.

Chúng ta có thể dự đoán, lên kế hoạch để chuẩn bị cho tốt, nhưng cũng có những thứ hoàn toàn nằm ngoài kế hoạch, nằm ngoài khả năng thay đổi của chúng ta.

Trong ngành công nghệ cũng vậy. Dù sản phẩm của bạn có tốt đến mấy, chịu tải cao đến mấy, nhưng … không có người dùng, hoặc thị trường thay đổi thì sản phẩm cũng ngoắc ngoải theo!

Nói đâu xa, các hệ thống xịn xò như Agoda, AirBnB dư sức chịu tải hàng triệu người dùng, xử lý cả trăm triệu giao dịch một ngày.. Tuy nhiên, chỉ cần dính Covid 1 phát, ảnh hưởng ngành du lịch, làm công ty sập hoặc phá sản là các hệ thống này cũng … đi đời theo. (Adoga đã phải đuổi việc 1500 nhân viên, AirBnB cũng phải đuổi gần 2000 nhân viên).

Khá nhiều nhân viên startup hôm trước vừa có công ăn việc làm ổn định, hôm sau phải … ra đê vì Covid

Hoặc như các hệ thống tự động định giá vé máy bay của các hãng hàng không Mĩ, hoạt động rất tốt khi thị trường ổn định. Tuy nhiên, do dịch Covid, số người bay quá ít, hệ thống … giảm giá cực thấp đến mức lỗ vốn, nên các hãng phải tạm dừng hệ thống, chuyển qua hệ thống chạy bằng cơm (nhân viên) để tự định giá vé.

 

Cá nhân mình cũng vậy thôi! Mình chịu khó viết blog, đầu tư content làm vlog khá nhiều. Lỡ một ngày nào đó chán chán, nhà nước chặn bà Facebook, Youtube, Wordpess… lúc đấy những thứ mình bỏ công xây dựng coi như đi tong cả, lúc đấy mình lại phải kiếm đường khác làm ăn.

Youtube Channel của Tôi Đi Code Dạo
Youtube Channel của Tôi Đi Code Dạo – Các bạn vào bit.ly/codedaotube để subscribe nhen :3

Ngẫm lại, ngày xưa các cụ cũng có câu “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, “người tính không bằng trời tính”, … quả là chí lý.

Tạm kết

Đọc đến đây, hẳn nhiều bạn cảm thấy thương xót cho 1 kiếp người, lộn, kiếp cầu. Cũng may, nỗ lực xây cầu cũng không đến nỗi uổng phí!

Vào năm 2003, nhà nước Honduras đã nối cây cầu với đại lộ và 1 cây cầu khác, biến nó thành cao tốc xinh tươi. Cái kết âu cũng tạm gọi là có hậu.

Cây cầu đã nối với đường rộng

 

Cuộc sống thật thì đôi khi không được may mắn như vậy! Có rất nhiều công ty, nhiều dự án qui tụ nhiều anh tài engineer khủng, đội ngũ khủng, xây dựng hệ thống hầm hố mất vài năm trời.

Thế nhưng, cuối cùng hệ thống cũng phải vứt bỏ vì … công ty cạn vốn, không bán được sản phẩm, không có người dùng. Công sức bao năm trời của cả đội ngũ coi như vứt sông đổ biển.

Ngẫm lại, mình cũng không có lời khuyên gì cho các bạn, ai biết được ngày mai sẽ ra sao đâu! Chỉ là mình muốn share câu chuyện bi hài mà ý nghĩa này, cùng với vài lời nhắn nhủ:

Thế sự vô thường, điều gì cũng có thể thay đổi. Mong anh em nhớ trân trọng công việc, trân trọng cuộc sống mình đang có.

 

Nguồn + Fact Check:

3 thoughts on “Chuyện bi hài về cây cầu Chó Lu Té Ca – Bài học về những thay đổi méo thể lường trước được?”

  1. Bài viết hay lắm idol, tuy là chuyện ngoài ngành, linh tinh về cuộc sống thế sự nhưng nó cũng tạo ra cho người đọc một cảm xúc nhất định 😁
    — Ai biết ngày mai sẽ ra sao 🙄
    — Dù có ra sao cũng chẳng sao 😄

    Liked by 1 person

  2. Cái ngày Tây phương bị khủng bố thì tất cả máy bay ko được phép cất cánh. Sau sự kiện ấy, từ từ kinh tế toàn cầu kéo nhau đi xuống. Lúc thê thảm nhất là sự kiện hãng chế tạo xe hơi hàng đầu Hoa Kỳ cũng khai phá sản. Dotcom cũng theo ấy mà chìm xuồng. Lúc ban đầu anh Âu Ba Má lên ngôi, kinh tế coi như là chạm đáy. Mất gần 8 năm + 4 năm đầu của bác Trâm, thế giới mới từ từ vực lại nền kinh tế. Theo tớ nghĩ thì chu kỳ kinh tế khoảng 10 năm ở pha lên thế cũng tạm đủ để bắt đầu chuyển pha xuống. Mất gần 20 năm, chúng ta mới thấy người ta chế ra và duy trì cái kẹp 2 bên để kẹp 1-răng. Dưới I-răng ko biết là cái chân răng nó có cứng quá hay ko nên mấy tháng nay con Vi nó bò ra, ko biết là để cắn cái gì. Chém “zó” thì bẩu đấy nà vĩ mô. Thôi vi mô thì cùng lắm leo từ mid level xuống entry level nín thở qua sông vậy. “Hé nô đít xì Tech Sép Pọc. Hao ken ai hép zu?”

    Liked by 1 person

  3. Đời vô thường lắm nay sống mai chết. Anh em phải sống và làm việc hết mình vào. Dẫu có chết cũng chẳng có gì phải hối.

    Liked by 1 person

Leave a comment