Thành công của một dự án công nghệ đôi khi lại … méo phải nhờ kĩ thuật

Truyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, có 2 cậu developer rất thân tên Tùng và Sơn. Dòng đời đưa đẩy, khi ra trường, cả 2 đều đầu quân vào làm cho 2 công ty startup.

  • Sơn vào làm cho TiKu, một startup nhỏ chuyên bán sách, bán giày, bán quần tà lỏn. Công ty nhỏ, cả team chỉ có 1 ông senior với vài bạn trẻ code. Cả dự án là nguyên một cục PHP + MySQL.
  • Tùng vào làm cho WeFack, một startup chuyên kết nối phòng chịch với người muốn chịch. Công ty đã gọi vốn được kha khá, team toàn mấy ông senior hầm hố, dùng đủ công nghệ xịn xò như React, NodeJS, Kafka, theo kiến trúc microservice.

Những tưởng, với công nghệ hiện đại, đội ngũ developer hầm hố, WeFack sẽ ngày càng phát triển, còn Taka thì sớm chết yểu.

Trớ trêu thay, mọi chuyện lại xảy ra ngược lại. 2 năm sau, WeFack phải giải thể, anh em dev phải ra đường Fack dạo, còn Tiku thì gọi được vốn trăm tỷ, càng ngày càng lớn mạnh!

Ủa, sao lạ vậy?? Các bạn đọc hết bài sẽ rõ.

Trong 1 dự án, công nghệ có quan trọng không?

Là developer, những người trực tiếp xây dựng 1 sản phẩm/1 dự án, vai trò của công nghệ, của team developer là cực kì quan trọng. Nếu team dev thiếu trình độ, chọn công nghệ sai, dự án rất khó thành công:

  • Nếu team developer cùi bắp, làm không được việc => Sản phẩm sẽ bị bug nhiều, lâu ra mắt tính năng mới hơn đối thủ
  • Nếu chọn công nghệ cũ, công nghệ lỗi thời => Khó tìm được developer, khó phát triển thêm sản phẩm
  • Chọn công nghệ không scale được, khi lượng người dùng nhiều lên, hệ thống không đáp ứng được, sập lên sập xuống => Người dùng bỏ đi hết

Thế nhưng, ngay cả khi có 1 team dev xịn toàn siêu nhân, chọn những công nghệ mới nhất, build ra 1 sản phẩm cực kì hoàn hảo; thì sản phẩm đó cũng … chưa chắc đã thành công!

Team dev dỏm, code bug lên bug xuống thì người dùng sẽ lộn cái bàn

Ủa, tại sao vậy? Team dev dỏm thì sản phẩm bị fail, mà team dev xịn, công nghệ xịn mà vẫn fail là sao??

Vì 1 lý do đơn giản? Thành công của một dự án công nghệ đôi khi lại … méo phải nhờ kĩ thuật.

Chuyện của Sơn – Tùng, TiKu và WeFack

Ta hãy quay lại câu chuyện của Sơn và Tùng, của TiKu và WeFuck, lộn WeFack.

  • Team TiKu tuy nhỏ, hệ thống code tàn tàn, nhưng làm rất tốt các khâu chuyển hàng, giao hàng, giá cả phải chăng. Tuy lâu lâu web bị chập chập nhưng người dùng vẫn thường vào mua cho rẻ.
  • Một thời gian sau, người dùng nhiều, Taka gọi được vốn khủng, thuê mấy ông dev xịn về cải tiến lại hệ thống

 

  • Team WeFack xây dựng hệ thống rất mượt mà, chạy từ Web đến Mobile đều không có bug. Xui thay, do dân tình tìm được phòng chịch và người chịch xong thì … lưu số để lần sau chịch lại, không thông qua WeFack nữa.
  • Một thời gian sau, do không quản lý được dòng tiền, không có tiền trả cho người chịch và phòng chịch, lại gặp dịch nên dân tình toàn tự chịch tại nhà. Thế là WeFack đành nộp đơn phá sản.
WeFack không có họ hàng gì với WeFit nhé các bạn!

Thành công của một dự án công nghệ đôi khi lại … méo phải nhờ kĩ thuật

Các bạn thấy đấy, sự thành công, thất bại của 1 sản phẩm/1 dự án đôi khi không phải nhờ vào kĩ thuật, mà nhờ vào những yếu tố ngoại lai khác như:

  • Sản phẩm có thu hút được nhiều người dùng hay không, có giải quyết nhu cầu của họ không
  • Mô hình sản phẩm, việc vận hành có mang lại lợi nhuận hay không (hay là đốt tiền lỗ sặc máu)
  • Trải nghiệm người dùng có tốt hay không
  • Thiên thời địa lợi nhân hoà, sản phẩm gì cũng tốt nhưng không gặp thời cũng chịu.

Nói không xa, ví dụ hệ thống của TiKu có mượt mà ổn định thế nào, nếu giá sách giá quần cao, giao hàng chậm chạp, khách hàng sẽ phàn nàn rồi bỏ đi hết.

Hoặc hệ thống của WeFack có thuật toán xịn sò matching giữa người chịch và phòng chịch ra sao, nếu gặp dịch không ai đi chịch thì hệ thống cũng … nằm im chờ chết (vì đốt tiền do không có lợi nhuận).

Có câu mưu sự tại nhân, bại sự tại Covid. Tức thất bại gì cũng là do Covid

Những con người thầm lặng, giúp dự án thành công

Là 1 developer, đôi khi chúng ta thường đánh giá quá cao vai trò của công nghệ. Chúng ta thường nghĩ team engineer của mình là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của dự án.

Thật ra, thành công của 1 sản phẩm có sự tham gia của rất nhiều phòng ban khác:

  • Mấy bạn sales hay đi chém gió, là những người đem lại khách hàng, đem lại lợi nhuận về cho công ty
  • Mấy bạn operation hay cằn nhằn, đòi tính năng, là những người giữ hệ thống hoạt động ổn định, nhiều khi phải thức đêm thức hôm
  • Mấy bạn customer support nói nhiều, là những người kiên nhẫn hỗ trợ khách hàng, giữ chân khách hàng quay lại hệ thống
  • Mấy ông CEO hắc ám hay đòi hỏi, là những người kiên nhẫn gọi vốn giữ cho công ty sống sót và phát triển.
Không có mấy ông CEO đi gọi vốn thì công ty dễ chết vì “cạn máu” lắm!

Đấy, công nghệ quan trọng thật, team dev quan trọng thật! Nhưng công nghệ chỉ đóng góp 1 phần nhỏ vào thành công của 1 dự án mà thôi!

Kết

Hai năm sau, khi WeFack phá sản, anh em dev (trong đó có Tùng) phải ra đường chịch dạo. Sơn thì đã lên Engineer Manager ở TiKu, nhờ “tay to” nên kéo Tùng vào làm chung. Từ đấy về sau, họ trở thành cặp đôi Sơn Tùng MTP vang dang thiên hạ.

Bài học rút ra sau câu chuyện này là gì? Công ty to hay nhỏ, công nghệ xịn hay không thì cũng có khả năng bị sập. Do vậy, nhớ kiếm mấy thằng bạn “tay to”, lỡ thất nghiệp là có job ngay, khỏi phải đi xin nhé!

Đùa thôi, bài học nằm ở đoạn trên rồi, nên phần kết mình không nhắc lại nữa nha!

12 thoughts on “Thành công của một dự án công nghệ đôi khi lại … méo phải nhờ kĩ thuật”

  1. Bản chất của startup vẫn là kinh doanh mà!!! Kinh doanh tốt thì startup mới phất lên được chứ. Thành công không nằm ở ô dev mà là ở ô sale cơ.

    Like

    1. Với start-up công nghệ thì thành công nằm ở cả hai nhé và có khi ô dev còn quan trọng hơn vì dev chính là nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm. Ko có dev làm ra sản phẩm thì ô sale bán không khí lấy tiền à?

      Like

  2. Góp ý với Hoàng nhé:
    Thứ nhất, dự án không chỉ có team dev mà còn có BA/QC/PM…ect, những môi trường lớn còn có Infra, Dev Ops, Security

    Thứ hai, khái niệm dự án không bao hàm các hoạt động vận hành như trong bài viết lấy ví dụ. Bạn đang nói về operation thành công hay không chứ không phải chạy dự án thành công hay không.

    Thực sự rất tai hại khi không tách bạch dự án (project) và vận hành(operation)
    https://pmstudycircle.com/2012/03/what-are-the-project-and-operation-difference-between-them

    Thành công/thất bại của vận hành có sự đóng góp của dự án chứ không đồng nghĩa với việc vận hành fail == dự án fail

    NGoài ra mindset của Hoàng hoàn toàn chỉ gói gọi dự án phần mềm. Sale/Marketing…ect đều có thể có dự án và các dự án này cũng đóng góp chung vào sự thành công của vận hành(Operation)

    Liked by 3 people

Leave a comment