Nhân chuyện Formosa và cá chết, bàn về những đánh đổi trên con đường lập trình

Lời tựa

Cách đây 2 ngày, bác giám đốc đối ngoại nhà máy Formosa đã phát ngôn một câu xanh rờn:

Không thể được cả 2, phải chọn hoặc nhà máy, hoặc cá tôm!!

Cả cộng đồng mạng dậy sóng, người thì tức tối, kẻ thì phẫn nộ, có đứa chỉ cười nhạt. Tuy thế, câu phát ngôn trên lại làm mình nhớ tới một câu danh ngôn đọc được đã lâu:

Cuộc sống là một chuỗi những đánh đổi và lựa chọn.

Câu danh ngôn đó đã thôi thúc mình viết bài viết này. Trong cuộc sống nói chung cũng như trong sự nghiệp nói riêng, đôi khi bạn phải đưa ra lựa chọnchấp nhận đánh đổi, vì ta không thể có được tất cả những thứ ta muốn. Trong phạm vi bài viết, mình sẽ nêu một số đánh đổi các bạn sẽ gặp phải và phân tích những lợi/hại của nó.

IMG_0479

Từ lúc chọn trường và đi học

Có thể nói, quãng đường lập trình của bạn đã bắt đầu ngay từ lúc bạn bước chân vào cổng trường Đại Học. Có thể bạn sẽ phân viên giữa việc nên học đại học nhà nước (Bách Khoa, KHTN) hay tư nhân (FPT, RMIT). Cùng phân tích nhé:

  • Học phí trong ĐH công không cao lắm nên sẽ tiết kiệm được về kinh tế cho gia đình bạn. Theo mặt bằng chung, sinh viên vào ĐH công có điểm cao hơn nên có thể sẽ chăm và giỏi hơn, bạn sẽ có môi trường để cạnh tranh học tập. Tốt nghiệp ĐH tiếng tăm cũng làm CV bạn đẹp hơn khi xin việc, xin du học. Tuy nhiên, khuyết điểm là chương trình học các ĐH công thường nặng về đại cương và lý thuyết, cạnh tranh cao trong học tập nên dễ đuối.
  •  Học phí trong ĐH tư nhân (FPT, RMIT) khá cao. Vào ĐH tư thì bạn sẽ đỡ được các môn đại cương, triết học nhàm chán. Cơ sở vật chất cũng hiện đại tân tiến hơn. (Ngày xưa mình nghĩ FPT toàn bọn giàu mà dốt nên mới vào học để làm thủ khoa đấy chứ, ai ngờ… chỉ được á khoa 😥 ). Kiến thức của bạn cũng sẽ mới hơn bên ĐH nhà nước chút đỉnh. Tuy nhiên, bằng ĐH tư nhân đôi khi thường không được coi trọng (Lúc mới ra trường thôi, có kinh nghiệm thì bằng gì cũng xin việc được cả).

f10-5d37a

Tới năm cuối, bạn sẽ phải phải lựa chọn giữa việc đi thực tập, đi làm hay tập trung học để ra trường. Việc thực tập, đi làm sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm hơn, CV đẹp hơn, tuy nhiên nó có thể ảnh hướng tới kết quả học tập và bảng điểm. Trường mình có vài ông vì mải mê đi làm nên ra trường trễ tận 2 năm cơ!

Không thể được cả 2, phải chọn đi học, hoặc đi làm!

Về việc so sánh giữa các Đại học, mình sẽ viết 1 bài khác nói rõ hơn nhé. Dù gì cũng sắp tới mùa tuyển sinh rồi, viết cho các em sắp thi đại học luôn.

Đến lúc ra trường đi làm

Đến lúc ra trường, bạn sẽ gặp khó khăn khi lựa chọn ngôn ngữ cần học, nên theo hướng web hay di động, những kĩ năng gì cần có để dễ xin việc. Mình đã phân tích kĩ những điều này qua một số bài viết trên blog, các bạn bấm vào để xem nhé:

Một điều phải lựa chọn nữa là việc chọn công ty: công ty to, nhỏ hay startup. Vào một công ty outsource lớn (FPT, KMS), bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ về qui trình phát triển, học hỏi về kĩ năng code từ các bác senior. Vào một công ty nhỏ, bạn sẽ được tiếp xúc với các bộ phận khác của công ty (sales, marketing, chăm sóc khách hàng), hiểu về qui trình làm việc của 1 doanh nghiệp. Vào một công ty startup, bạn sẽ được mở rộng tầm nhìn về cách phát triển một sản phẩm, nhưng phải cháy hết mình, vắt kiệt bản thân cho dự án. Tất cả đều là đánh đổi, có lợi/hại riêng, hãy nhớ nhé!

Team-At-Work-21

Rồi phát triển bản thân và sự nghiệp

Để có giá trên thị trường, bạn có thể chọn tập trung chuyên môn vào một ngôn ngữ, hoặc mở rộng kiến thức sang nhiều ngôn ngữ. Bạn cũng có thể chọn giữa việc trở thành full-stack developer, hoặc chỉ tập trung chuyên môn vào một khía cạnh để trở thành chuyên gia.

Lựa chọn giữa hướng quản lý hay kĩ thuật cũng là một hướng khiến nhiều bạn đau đầu. Bạn không thể chọn cả hai! Ở những vị trí quản lý cấp cao, bạn sẽ phải họp hành liên miên, lo đủ mọi chuyện từ nhân sự cho đến đánh giá performance nhân viên. Không có thời gian để ngồi code, kiến thức về code của bạn sẽ đi xuống. Mình từng nghe kể về nhiều ông code rất khủng nhưng bị đẩy lên làm quản lý, làm ngành IT mất đi 1 ông code giỏi, thêm 1 lão manager tồi.

Nghề lập trình cũng thường đi kèm với những tháng ngày OT liên miên, do đó đôi khi ta phải đánh đổi giữa công việc và gia đình, người thân. Ở Fsoft, mình từng nghe chuyện về 1 bác coder huyền thoại. Quá mệt mỏi sau khi hoàn thành xuất sắc một dự án dài hơi, bác đã chọn không tập trung vào code nữa mà chuyển qua training và huấn luyện, thưởng ít hơn một tí nhưng có nhiều thời gian cho gia đình và vợ con. Các bạn nhớ lưu ý điều này nhé!

Family-vs-work

Kết

Hi vọng rằng thông qua bài viết, bạn sẽ có thêm thông tin để đưa ra những lựa chọn cần thiết trên con đường sự nghiệp của mình. Hãy cùng chia sẻ những lựa chọn, trải nghiệm của mình trên con đường lập trình trong phần comment nhé.

Tái bút: Mình ra chợ mua 2 con cá còn tươi rói về bỏ vào dầu sôi thì cả 2 con chết nhăn răng sau 30 giây. Kết luận rút ra được là dầu ăn độc hại gấp 4 lần nước biển Vũng Áng, do đó các bạn đừng nên ăn nhé !!! (Món cá chiên xoài xanh mình làm cũng khá ngon, các bạn nhìn hình là biết).
IMG_0478

7 thoughts on “Nhân chuyện Formosa và cá chết, bàn về những đánh đổi trên con đường lập trình”

  1. Bác hài hước quá. Nhưng đúng là cái gì cũng phải có sự đánh đổi. Không thể tham lam mà đòi cả 2 được. Anh mà nghèo, đầu óc không tốt lắm thì gắng mà làm công việc chân tay, không lẽ lại điều đi làm công việc đầu óc.
    Klq, nhưng đọc 1 stt trong friend list hay quá:
    “Nước tại khu vực xả thải có độc không? Cực độc, nói mẹ thế cho nhanh.
    Tôi đã làm một thí nghiệm như này: Tôi lấy một ông Lóc (loại đầu trọc) đây là loại trưởng thành to khỏe, toàn thân láng bóng, đen trũi và cứng ngắc, nói chung là một con giống tốt. Tôi đút ông Lóc vô khu vực xả thải (của chị em) ông Lóc chui ra, chui vào sung lắm, vùng vẫy khẳng định sức mạnh ghê lắm… được chừng vài phút ông ổng dật dật như động kinh rồi lăn ra, mềm oặt – chết tốt.
    Độc thật, độc thật, độc đến thế là cùng.
    Thí nghiệm này cũng nên phát lên Tivi để dân chúng biết mà cảnh giác.”

    Liked by 2 people

  2. Bản thân em thì thấy qua vụ này, cũng có lợi đó chứ.. Giống như đang làm một sản phẩm.. Thà bị tester nó giết từ đầu còn hơn để khách hàng/người dùng cuối giết chết con đẻ của mình 🙂

    // Hơi không liên quan, nhưng em thấy vậy.

    Like

Leave a comment