Giải thích đơn giản về CI – Continuous Integration (Tích hợp liên tục)

Với các bạn sinh viên, khái niệm Continuous Integration (Tích hợp liên tục) là một cái gì đó nghe rất cao siêu và hoành tráng. Mình sẽ nêu khái niệm, sau đó đưa ra một câu chuyện đơn giản để giải thích cho khái niệm này.

Tích hợp liên tục (CI) là phương pháp phát triển phần mềm đòi hỏi các thành viên trong nhóm tích hợp công việc thường xuyên. Mỗi ngày, các thành viên đều phải theo dõi và phát triển công việc của họ ít nhất một lần. Việc này sẽ được một nhóm khác kiểm tra tự động, nhóm này sẽ tiến hành kiểm thử truy hồi để phát hiện lỗi nhanh nhất có thể. Cả nhóm thấy rằng phương pháp tiếp cận này giúp giảm bớt vấn đề về tích hợp hơn và cho phép phát triển phần mềm gắn kết nhanh hơn. Trích từ: http://www.ibm.com/developerworks/vn/library/rational/201301/continuous-integration-agile-development/

Nếu không hiểu ảnh nói gì, hãy đọc câu chuyện nho nhỏ phía dưới
Nếu không hiểu ảnh nói gì, hãy đọc câu chuyện nho nhỏ phía dưới

Continue reading Giải thích đơn giản về CI – Continuous Integration (Tích hợp liên tục)

[Tutorial] Viết Unit Test trong C# với NUnit

Giới thiệu tổng quan về Unit Test

trường đại học chắc các bạn đã được học khái niệm về Unit Test trong môn “Kiểm thử chất lượng phần mềm”. Nói một cách dễ hiểu, unit test tức là code dùng để test code ta đã viết.

Một số đặc điểm của unit test:

  1. Code unit test phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc.
  2. Mỗi unit test là 1 đơn vi riêng biệt, độc lập, không phụ thuộc vào unit khác.
  3. Mỗi unit test là 1 method trong test class, tên method cũng là tên UnitTest. Do đó ta nên đặt tên hàm rõ ràng, nói rõ unit test này test cái gì (Test_A_Do_B), tên method có thể rất dàiii cũng không sao.
  4. Unit Test phải nhanh, vì nó sẽ được chạy để kiểm định lỗi mỗi lần build. Do đó trong unit test nên hạn chế các task tốn thời gian như gọi I/O, database, network,…
  5.  Unit Test nên test từng đối tượng riêng biệt. Vd: Unit Test cho Business Class thì chỉnh test chính BusinessClass đó, không nên dụng tới các class móc nối với nó (DataAccess Class chẳng hạn).

Continue reading [Tutorial] Viết Unit Test trong C# với NUnit

Top 6 “trường dạy code” cho các developer

Là một developer, việc học 1 ngôn ngữ, công nghệ mới là “chuyện thường ở huyện”.

Mình đã từng chia sẻ một số hướng tiếp cận ngôn ngữ, công nghệ ở bài trước. Bài viết này sẽ giới thiệu 1 số “trường code” online. Các trường này cung cấp bài giảng online dưới dạng video (có hoặc không có phụ đề), cho phép ta code trực tiếp trên trình duyệt.

Bảng xếp hạng này dựa theo độ nổi tiếng của web trên google, cũng như trải nghiệm của mình khi sử dụng.

Các “trường code” này đều là tiếng Anh nhé, vì mình không có thói quen học hay tìm tài liệu bằng tiếng Việt. Không phải mình kì thị tiếng Việt hay đâu, vì trước giờ tiếng Việt không bao giờ cung cấp đủ tài liệu cho mình học cả. Không tin thì các bạn thử tìm tài liệu tiếng Việt đầy đủ về Ionic Framework hay Caliburn.Micro xem :'(.

Continue reading Top 6 “trường dạy code” cho các developer

Những kĩ năng cần có của một web developer

Hiện nay, một lập trình viên có thể lựa chọn cho mình nhiều hướng phát triển: Lập trình nhúng (Embeded System), lập trình web, lập trình ứng dụng di động, … Vì mình đi theo hướng lập trình web, mình sẽ chia sẻ một số kĩ năng mà các bạn cần chuẩn bị nếu muốn theo con đường web developer.

lap-trinh-web-full-stack

Continue reading Những kĩ năng cần có của một web developer

Sự khác biệt giữa Web Site và Web Application

Hiện nay một số bạn học ngành IT vẫn còn lẫn lộn giữa khái niệm website và web app, sẵn tiện có một bạn hỏi nên mình viết bài này nhân tiện giải thích luôn.

Đây là một câu hỏi “tưởng dễ mà không phải dễ”, bởi vì ranh giới giữa website và webapp khá mong manh. Mình phải tổng hợp khá nhiều câu trả lời từ stackoverflow và programmers.stackexchange mới đưa ra được một câu trả lời “gần đúng” nhất.

1. Khái niệm website

Ngày xưa ngày xưa, khi Internet còn thô sơ, web được viết bằng html đơn lẻ. Mỗi trang web đơn lẻ được viết bằng html gọi là Web Page. Tập hợp nhiều trang web đơn lẻ, thành một trang web lớn, có chung tên miền, được gọi là Website. VD đơn giản: Mỗi bài viết trên blog của mình chính là một web page, tập hợp toàn bộ các bài viết lại chính là một website, tên là toidicodedao.com.

Continue reading Sự khác biệt giữa Web Site và Web Application

Series C# hay ho: Giới thiệu Humanizer – Một thư viện khá thú vị của C#

Kì này, series C# hay ho sẽ giới thiệu với bạn một thư viện khá “hay ho”, đúng như tên gọi của series. Thư viện này có tên là Humanizer. Nó chỉ có một chức năng duy nhất: Chuyển string, ngày tháng, … thành chữ mà con người đọc được (Đúng như tên gọi Humanizer tức là “người hóa”). Nghe đơn giản vậy thôi, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên trước những chức năng của nó.

Bài viết chỉ mang tính chất showcase, giới thiệu nên sẽ không có code nhiều. Nếu tò mò, các bạn có thể tạo 1 project mới, dùng nuger để cài đặt Humanizer và code thử nhé. Một số tính năng nổi bật của Humanizer

Continue reading Series C# hay ho: Giới thiệu Humanizer – Một thư viện khá thú vị của C#

Tạo động lực học tập và làm việc – Sức mạnh của thói quen

Thời sinh viên, đã bao giờ bạn muốn làm bài tập, ôn thi ngay nhưng lại bị games, đi chơi, gái gú cảm dỗ chưa?

Thời sinh viên, đã bao giờ bạn muốn lấy một tấm bằng ngoại ngữ, một chứng chỉ, nhưng tìm học được nửa tiếng rồi lại thôi chưa?

Lúc đi làm, đã bao giờ bạn muốn học một công nghệ mới, một ngôn ngữ mới, nhưng được một vài hôm lại thấy chán nản và muốn bỏ chưa?

Nếu câu trả lời của bạn là “Có”, đừng lo, chẳng có gì xấu hổ cả, ngày xưa mình cũng từng như bạn (giờ vẫn vậy). Tuy nhiên, nhờ một vài bí quyết đơn giản, mình đã cảm thấy tự tin, dễ dàng khi học và tiếp thu kiến thức mới, có được một công việc kha khá, cũng như một số tấm bằng kha khá.

Continue reading Tạo động lực học tập và làm việc – Sức mạnh của thói quen

[Tutorial] Hướng dẫn tích hợp Visual Studio với Github

Trước đây, để quản lý source code, ta thường sử dụng SVN, host toàn bộ source code trên google code. Trong vòng nhiều năm gần đây, Git đang trở thành 1 xu thế mới, thay thế dần cho SVN. Hầu như các thư viện javascript, css nổi tiếng hiện giờ đều đặt đại bản doanh trên github. Google Code sẽ đóng cửa vào năm sau, vì vậy hầu như các project mới bây giờ đều được host trên Github. Mình viết bài này nhằm hướng dẫn các bạn dùng Visual Studio có thể lấy code, submit code lên github dễ hàng với Visual Studio nhé.

Continue reading [Tutorial] Hướng dẫn tích hợp Visual Studio với Github