Rời khỏi Algomerchant, mình gia nhập 90 Seconds – 1 startup khác chuyên kết nối brand với producer để quay video.
Mặc dù lúc này, đã có hơn 4 năm kinh nghiệm, mình vẫn thấy … có quá nhiều thứ cần phải học (nhiều tới mức mình phải dành nguyên phần này để chia sẻ về những thứ mình đã học được ở 90s).
2020 vừa qua, 2021 đã đến. Hi vọng năm nay sẽ không có con Cô Vi Cô Víd nào làm cuộc sống chúng ta mệt mỏi thêm nữa.
Qua năm mới, anh em có thể tập thêm 1 thói quen mới là đọc sách, vừa giải trí, vừa tăng thêm kiến thức. Như thường lệ, mình sẽ viết một bài review tổng hợp ngắn những cuốn sách hay nhất mình đã đọc trong năm vừa rồi.
Năm nay mình đọc không nhiều lắm, mỗi tháng chỉ tầm 2-4 cuốn sách. Do đó, mình sẽ không review sách hay nhất theo tháng, mà chọn 8 cuốn mình thấy hay nhất để review nhé.
Năm 2015-2019 mình cũng có bài review tương tự, các bạn có thể xem ở đây:
Công nghệ chán: Công nghệ cũ xì từ thời Napolean mặc quần đùi, công hoài chả học được gì mới
Việc cảm thấy chán là chuyện… hoàn toàn bình thường, ai theo ngành này cũng có lúc gặp phải, chứ không phải là do bạn không hợp với ngành, hay do bạn thế này thế nọ đâu ha.
Do vậy, hôm nay mình sẽ chia sẻ về 3-4 điều mà lập trình viên tụi mình nên làm khi cảm thấy chán ha!
Chuyện kể rằng, vào thời thế chiến thứ 2, binh lính Mĩ lần đầu tiên tiếp xúc với các thổ dân ở nhiều quần đảo thuộc vùng Melanesia.
Vì nhu cầu chiến tranh, quân Mỹ/Nhật chở hàng loạt tàu hàng, cho máy bay thả hàng tiếp tế (thức ăn, lương thực, vũ khí) xuống, làm đời sống nhân dân trên đảo được cải thiện.
Khi chiến tranh kết thúc, hàng hoá cũng hết theo. Cư dân trên đảo bắt đầu bắt chước hành động của binh lính Mĩ. Họ cũng dựng chòi canh, khắc gỗ làm radar headphone, quơ quào trên đường băng như binh lính liên lạc.
Cư dân trên đảo làm giả máy bay, headphone, đài phát sóng; với hi vọng máy bay thật sẽ quay lại
Dân chúng bắt đầu làm theo những nghi lễ này, với hi vọng máy bay sẽ quay lại, mang theo những thùng hàng tiếp tế. Tất nhiên là, dù họ có quơ quào cả năm trời, cũng chẳng có chiếc máy bay nào quay lại cả.
Dần đà, những thứ này trở thành nghi lễ, được thờ cúng. Những tôn giáo, nghi lễ dạng này được gọi là cargo cult (cargo là hàng hoá được chuyên trở trên tàu).
Ơ, chuyện nghe thú vị đấy, nhưng mà nó có liên quan gì đến lập trình đâu?? Ấy vậy mà có đấy!
Từ lúc Medium ra đời, kéo theo sự ra đời của HackerNoon, FreeCodeCamp, số lượng developer viết blog kĩ thuật cũng khá nhiều. Ở Việt Nam cũng vậy, cách đây 5 năm chỉ có lèo tèo vài trang, còn gần đây thì mọc lên như nấm.
Mình thì rất thích đọc blog. So với đọc sách kĩ thuật, blog thường tóm tắt, ngắn gọn, dễ thấm hơn. Thế nhưng, chẳng hiểu gần đây già rồi hay sao, dạo này càng đọc blog nhiều mình càng cảm thấy … méo nên quá tin mấy cái blog lập trình (điển hình như cái blog TDCD này).
Như thường lệ, vào cuối năm, mình sẽ viết một bài review tổng hợp ngắn những cuốn sách hay nhất mình đã đọc trong năm vừa rồi.
Mỗi tháng mình đọc khoảng 3-6 cuốn sách. 12 cuốn sách dưới đây là 12 cuốn sách hay nhất mà mình đọc được mỗi tháng. Các bạn có thể xem toàn bộ danh sách ở cuối bài nhé!
Năm 2015-2018 mình cũng có bài review tương tự, các bạn có thể xem ở đây:
Hôm nay, chúng ta vừa đọc vừa ngẫm nghĩ về 1 câu chuyện ngắn ngủi nhưng khá sâu sắc giữa bậc thiền sư và một chàng coder trẻ tuổi nhé.
Chuyện về bậc thiền sư…
Chuyện kể rằng, ở nước Việt có 1 bậc thiền sư tiếng tăm lừng lẫy. Nghe đồn rằng, ngài trên thông Cloud, dưới tường DevOps.
Dự án từ to tới nhỏ gì cũng đã từng làm qua. Code ngài viết ra không những không có bug mà còn trong sáng như nước hồ thu. Hệ thống dưới bàn tay của ngài chạy mượt mà như nước chảy mây trôi, trăm ngàn người dùng cũng không hề suy suyễn.
Theo ngành vài chục năm, tuy thân đã già nhưng trí chưa già, ngài vẫn ngày ngày viết code, thiết kế architecture, đi giảng đạo nâng cao trình độ cho con cháu trong ngành.
Một ngày nọ, khi ngày đang giảng đạo, bỗng có một chàng trai trẻ tên Hoàng cầu kiến.
Chuyện đồn rằng bậc thiền sư đã già nhưng vẫn ngày ngày viết code
Thế nhưng, đã bao giờ bạn thử hỏi: Liệu bản thân mình có thực sự giỏi giang như vậy hay không? Thành công của mình, được bao nhiêu % là nhờ người khác, nhờ vào may mắn?