Series Lược Sử Lập Trình Web Phần 3.1 – JS framework trỗi dậy

Series này gồm 4 phần chính:

Ở những phần trước, chúng ta đã biết về giai đoạn 2005-2010, khi JavaScript dần dần được cộng đồng sử dụng rộng rãi.

Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những năm 2010-2014, còn được người đời gọi là Thời đại Phục Hưng của JavaScript.

Đây là giai đoạn JS bước lên vũ đài chính trị, lộn, vũ đài lập trình, với sự ra đời của vô số framework/tooling hay ho, dần dần được nhiều người biết đến.

Continue reading Series Lược Sử Lập Trình Web Phần 3.1 – JS framework trỗi dậy

Lightning Talk Kì 16 – Công việc thường ngày của lập trình viên

Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về công việc thường ngày của lập trình viên; từ những việc liên quan đến code lẫn … không liên quan đến code nhé!

Bài viết liên quan: https://toidicodedao.com/2017/03/23/cong-viec-lap-trinh-vien-lam-gi/

Channel Tôi Đi Code Dạo là nơi mình chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về ngành lập trình mà mình đạt được trong quá trình làm việc. Những kiến thức này sẽ biến các bạn từ một coder trở thành developer – lập trình viên thứ thiệt.

Nhớ ghé thăm và subscrible channel để xem clip mới vào tối t3 và t6 hàng tuần tại http://bit.ly/codedaotube nha!

Series Lược Sử Lập Trình Web Phần 2 – Thời đại của jQuery

Series này gồm 4 phần chính:

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về lập trình web ở những năm 2006 trở về trước, thời mà viết web chỉ đơn thuần là viết code cho server render ra HTML/CSS/JS.

Ở phần này, chúng ta cùng nhìn lại những năm 2006-2010, buổi bình minh của JavaScript nhé.

Continue reading Series Lược Sử Lập Trình Web Phần 2 – Thời đại của jQuery

Thật ra, code không quan trọng như bạn nghĩ đâu!

Ý tưởng của bài viết này xuất phát từ một câu hỏi vừa thú vị vừa hơi … buồn cười của một bạn đọc:

Ủa anh ơi, lập trình viên mình thì công việc chính là viết code. Vậy chỉ cần viết code giỏi là thành lập trình viên giỏi thôi! Cần gì những kĩ năng này nọ v...v nữa ạ?

Đây là một câu hỏi rất bình thường và hiển nhiên, không phải hỏi ngu hay gì cả; vì thời mới ra trường mình cũng từng có thắc mắc tương tự.

Giờ đây, sau khi đã bị cuộc đời coder vùi dập vài năm, mình đã trải nghiệm tạm đủ để có thể trả lời câu hỏi này (cho bạn đọc, cũng như cho mình ngày xưa)

Chàng trai à, thật ra, code không quan trọng như bạn nghĩ đâu. Bởi vì, công việc chính của lập trình viên... không phải là viết code!

Continue reading Thật ra, code không quan trọng như bạn nghĩ đâu!

Lập trình Web Front-end đã thay đổi như thế nào sau 10 năm – Phần 1

Lời dẫn

Mảng lập trình front-end hiện tại đang rất loạn!!!

Công nghệ front-end thay đổi quá nhanh, framework này framework kia lũ lượt ra đời như nấm sau mưa.

Để hù dân tay ngang mới học front-end, hoặc những người không biết nhiều về lập trình, các bạn chỉ cần lấy những công nghệ phổ biến sau ra “khè” họ.

Ember, Angular, React, Express, Grunt, Bower, npm, Broccoli, Gulp, Lodash, Underscore, rxjs, Knockout, Threejs, D3, Backbone, Angular2, Redux, Alt, Reflux, Webpack, Bluebird, Q Mocha, Jasmine, Chai, Koa, Less, Sass, Postcss, Impressjs, Revealjs.

Sự “loạn” này làm đau đầu, “bối rối” cả những developer cứng cựa cho đến newbie developer mới bước chân vào mảng front-end.

JavaScript mê hồn trận

Học front-end sao cho hiệu quả?

Do vậy, nhiều bạn học front-end hỏi mình: Làm sao để học front-end cho hiệu quả? Lời khuyên nho nhỏ của mình là:

Thay vì bỏ thời gian để chạy theo công nghệ này, công nghệ kia, hãy biết mình cần học gì.
Hãy tìm hiểu lý do tại sao chúng ra đời, vấn đề mà chúng giải quyết
Hãy tìm hiểu vai trò của từng công nghệ trong thế giới JavaScript hỗn loạn hiện nay.

Do đã trải qua cũng nhiều, mình viết một series ngắn về những thay đổi về công nghệ trong ngành front-end từ trước đến nay. Những bạn nào nghiêm túc muốn theo hướng front-end developer thì nên đọc, ngẫm và tìm hiểu nhé!

Continue reading Lập trình Web Front-end đã thay đổi như thế nào sau 10 năm – Phần 1

Lightning Talk Kì 15 – Học lập trình khi nào đi làm được

Kì này, chúng ta cùng tìm hiểu một câu hỏi được rất nhiều bạn thắc mắc: Học lập trình khi nào mới đi làm được?

Nội dung vlog sẽ gồm 3 phần:
1. Học lập trình khi nào mới đi làm được?
2. Làm sao biết mình đủ trình độ để đi làm chưa?
3. Trước khi đi làm cần chuẩn bị những gì?

 

Channel Tôi Đi Code Dạo là nơi mình chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về ngành lập trình mà mình đạt được trong quá trình làm việc.

Những kiến thức này sẽ biến các bạn từ một coder trở thành developer – lập trình viên thứ thiệt.

Nhớ ghé thăm và subscrible channel để xem clip mới vào tối t3 và t6 hàng tuần nha: bit.ly/codedaotube

Học hỏi thông qua Best Practice – Đứng trên vai những người khổng lồ

Trong ngành phần mềm, có rất nhiều kiến thức cần học. Để trở thành một developer giỏi, chúng ta phải thường xuyên học hỏi, cập nhật những kiến thức này.

Tuy nhiên, sẽ có lúc bạn thắc mắc, những kiến thức dạng gì quan trọng nhất, mà chúng ta nên bỏ thời gian để học?

Theo mình, có 3 dạng kiến thức quan trọng:

  • Kiến thức nền tảng về khoa học máy tính, về kiến trúc phần mềm (software architecture), kiến thức hệ thống (system architecture)
  • Kiến thức về ngôn ngữ lập trình/công nghệ được dùng. Đây là những kiến thức thực tế, được áp dụng trong công việc hằng ngày.
  • Best practices, đây là những kiến thức rút được dựa theo kinh nghiệm của những người đi trước trong ngành, mà chúng ta nên biết và làm theo. Đây là những thứ trường học không hề dạy!

Trong bài này, mình sẽ chia sẻ về best pratices, cách học hỏi và những lợi ích của chúng nhé.

Continue reading Học hỏi thông qua Best Practice – Đứng trên vai những người khổng lồ

Tổng hợp những câu nói gây ức chế nhất cho developer

Hôm nay, do không có hứng viết bài technical nên làm một bài dạng tổng hợp hài hước để anh em developer chúng mình vừa đọc vừa giải trí nhé.

Trong bài này, chúng ta sẽ biết những câu nói … dễ gây ức chế nhất cho developer.

Các bạn không theo ngành này thì xem cho biết để còn tránh. Các bạn theo ngành này thì nhớ share cho sếp và đồng nghiệp để họ hiểu và tránh nhé!

Đi kèm với những câu nói “dễ gây ức chế” này, mình sẽ bình luận và giải thích lý do tại sao chúng lại khiến developer bực mình nha.

Continue reading Tổng hợp những câu nói gây ức chế nhất cho developer

Sự khác biệt giữa developer thường và developer “xịn”

Có khi nào các bạn tự hỏi “Tại sao cùng là developer mà có người công nghệ gì cũng giỏi, lương nghìn đô, thăng tiến vù vù; có người thì lương 3 cọc 3 đồng, làm gì biết nấy, suốt ngày quanh quẩn làm outsource” chưa?

Những người giỏi hơn, thành công hơn (developer xịn) không phải là nhờ họ có IQ cao, trí tuệ hơn người, hay tốt nghiệp từ Đại Học danh tiếng này nọ. Họ thành công hơn vì họ có một thái độ tốt hơn, và cách làm việc đúng đắn hơn.

Kì này, hãy cùng mình tìm hiểu về sự khác biệt giữa developer thường và developer xịn thông qua những mẩu chuyện nhỏ của hai bạn Sơn (developer thường)Tùng (developer xịn) nhé.

Continue reading Sự khác biệt giữa developer thường và developer “xịn”