Tag Archives: coding convention

Học hỏi thông qua Best Practice – Đứng trên vai những người khổng lồ

Trong ngành phần mềm, có rất nhiều kiến thức cần học. Để trở thành một developer giỏi, chúng ta phải thường xuyên học hỏi, cập nhật những kiến thức này.

Tuy nhiên, sẽ có lúc bạn thắc mắc, những kiến thức dạng gì quan trọng nhất, mà chúng ta nên bỏ thời gian để học?

Theo mình, có 3 dạng kiến thức quan trọng:

  • Kiến thức nền tảng về khoa học máy tính, về kiến trúc phần mềm (software architecture), kiến thức hệ thống (system architecture)
  • Kiến thức về ngôn ngữ lập trình/công nghệ được dùng. Đây là những kiến thức thực tế, được áp dụng trong công việc hằng ngày.
  • Best practices, đây là những kiến thức rút được dựa theo kinh nghiệm của những người đi trước trong ngành, mà chúng ta nên biết và làm theo. Đây là những thứ trường học không hề dạy!

Trong bài này, mình sẽ chia sẻ về best pratices, cách học hỏi và những lợi ích của chúng nhé.

Continue reading Học hỏi thông qua Best Practice – Đứng trên vai những người khổng lồ

Developer phải làm sao khi làm việc với code … rởm?

Ở bài “Tại sao code của dự án hiện tại nó … tởm quá vậy” trong kì trước, mình đã nói lý do mà code của các dự án càng để lâu sẽ càng loằng ngoằng, rối rắm.

Đây là chuyện bất khả kháng, và chúng ta ít khi có quyền lựa chọn project mình tham gia!

Thay vì than trời, trách đất, chửi mấy lão developer trước kia, bạn hãy cùng mình tìm hiểu một số cách “sống chung với lũ” – tức sống và làm việc chung với code bựa.

Ở cuối bài, mình cũng sẽ chia sẻ một số phương pháp để nâng cao chất lượng code trong dự án, giúp code đỡ “tởm dần đều” qua thời gian nhé!

Continue reading Developer phải làm sao khi làm việc với code … rởm?

Tại sao code hiện tại của dự án lại … “tởm” quá vậy?

Khi đi học hoặc mới đi làm, chúng ta được dạy về việc viết code rõ ràng, mạch lạc, chất lượng:

  • Code phải được chia tách thành các class/module rõ ràng.
  • Mỗi module phải làm một nhiệm vụ duy nhất, ít lệ thuộc lẫn nhau (high cohension/low coupling)
  • Code được thiết kế theo architecture phù hợp (3-tier hoặc MVC) tùy vào dự án. Có sử dụng design pattern tùy vào vấn đề.

Khi tham gia dự án đầu tiên, hẳn ai cũng mong rằng mình sẽ được tiếp xúc với những dòng code mạch lạc, chất lượng như vậy.

Thế nhưng, đời sẽ cho bạn một gáo nước lạnh ngay lập tức! Khi tham gia một dự án, nhiều khả năng các bạn sẽ được đọc một đống code vừa khổng lồ, vừa tởm vừa rối như canh hẹ.

Có những đống code đọc vào chỉ muốn chửi WTF

Thật đấy, 96.69% code của các dự án lớn đều như vậy cả. Có thể dự án hiện tại bạn đang làm cũng vậy đấy!

Vì sao thế? Cùng đọc bài viết này để biết nhé!

Continue reading Tại sao code hiện tại của dự án lại … “tởm” quá vậy?