Tag Archives: technology

Những công nghệ mình chưa biết trong năm 2018

Bản thân blog này là nơi mình chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, chia sẻ những kiến thức của mình tới bạn đọc.

Vì thế, blog chính là nơi mình … khoe những thứ mình đã biết (web, front-end, cloud, sách) v…v. Điều này không có gì sai, những sẽ dễ làm nhiều bạn lầm tưởng rằng mình biết nhiều, cái gì cũng biết!

Do vậy, cuối năm cũ, đầu năm mới, mình sẽ thử làm ngược lại, tự bóc phốt chính mình, nói cho bạn đọc về những ngôn ngữ/công nghệ/những thứ mà mình chưa biết nhé!

Continue reading Những công nghệ mình chưa biết trong năm 2018

Developer phải làm sao khi làm việc với code … rởm?

Ở bài “Tại sao code của dự án hiện tại nó … tởm quá vậy” trong kì trước, mình đã nói lý do mà code của các dự án càng để lâu sẽ càng loằng ngoằng, rối rắm.

Đây là chuyện bất khả kháng, và chúng ta ít khi có quyền lựa chọn project mình tham gia!

Thay vì than trời, trách đất, chửi mấy lão developer trước kia, bạn hãy cùng mình tìm hiểu một số cách “sống chung với lũ” – tức sống và làm việc chung với code bựa.

Ở cuối bài, mình cũng sẽ chia sẻ một số phương pháp để nâng cao chất lượng code trong dự án, giúp code đỡ “tởm dần đều” qua thời gian nhé!

Continue reading Developer phải làm sao khi làm việc với code … rởm?

Tại sao code hiện tại của dự án lại … “tởm” quá vậy?

Khi đi học hoặc mới đi làm, chúng ta được dạy về việc viết code rõ ràng, mạch lạc, chất lượng:

  • Code phải được chia tách thành các class/module rõ ràng.
  • Mỗi module phải làm một nhiệm vụ duy nhất, ít lệ thuộc lẫn nhau (high cohension/low coupling)
  • Code được thiết kế theo architecture phù hợp (3-tier hoặc MVC) tùy vào dự án. Có sử dụng design pattern tùy vào vấn đề.

Khi tham gia dự án đầu tiên, hẳn ai cũng mong rằng mình sẽ được tiếp xúc với những dòng code mạch lạc, chất lượng như vậy.

Thế nhưng, đời sẽ cho bạn một gáo nước lạnh ngay lập tức! Khi tham gia một dự án, nhiều khả năng các bạn sẽ được đọc một đống code vừa khổng lồ, vừa tởm vừa rối như canh hẹ.

Có những đống code đọc vào chỉ muốn chửi WTF

Thật đấy, 96.69% code của các dự án lớn đều như vậy cả. Có thể dự án hiện tại bạn đang làm cũng vậy đấy!

Vì sao thế? Cùng đọc bài viết này để biết nhé!

Continue reading Tại sao code hiện tại của dự án lại … “tởm” quá vậy?

Tại sao đa phần các công ty thích dùng công nghệ “lỗi thời”

Ở kì trước, mình có khuyên các bạn Nên đặt câu hỏi vì sao (why) thay vì làm sao (how). Việc này sẽ giúp các bạn học sâu hơn, nhìn nhận vấn đề tốt hơn!

Ngay sau đó, mình lại nhận được một câu hỏi “Vì sao” khá hay từ vài bạn độc giả:

Anh ơi, tại sao các công ty họ lại thích dùng công nghệ cũ vậy ạ?
Em tự học, tự tìm hiểu Spring/Struts với Angular đồ; vào cty F lại dùng toàn đồ cũ, làm dự án toàn VB.NET rồi JSP rồi jQuery là sao anh?

Hẳn nhiều bạn sinh viên mới ra trường cũng có suy nghĩ tương tự nhỉ!

Bài viết này sẽ cho bạn một góc nhìn khác về các công nghệ mới, cũng như trả lời câu hỏi: Tại sao đa phần các công ty thích dùng công nghệ cũ??

Continue reading Tại sao đa phần các công ty thích dùng công nghệ “lỗi thời”

Công nghệ “hiện đại” phía sau tốc độ tải trang “chóng mặt” của Thế Giới Di Động

Cách đây vài hôm, mình nhận được một câu hỏi khá thú vị là: Trang Thế Giới Di Động (thegioididong.com) sử dụng công nghệ gì mà có thể tải nhanh chóng mặt như vậy?

Chỉ mất vài phút để mở web thế giới di động lên tìm hiểu, nhưng mình lại nhận được một câu trả lời vừa hay ho, vừa ngạc nhiên và vô cùng thú vị.

Nếu tò mò thì các bạn kéo xuống đọc tiếp nhé!

Full disclosure: Mình không được đồng quảng cáo nào khi khen team thegioididong đâu nhe 😉

Continue reading Công nghệ “hiện đại” phía sau tốc độ tải trang “chóng mặt” của Thế Giới Di Động

Series C# hay ho: Luận về cái chết của Silverlight

Lần trước, chúng ta đã chém gió về Win Form – một công nghệ đã lâu đời nhưng vẫn sống tốt sống khỏe tại Việt Nam. Lần này, chúng ta sẽ luận bàn về Silverlight – một công nghệ web khá hay (nhưng đã ngủm) của Microsoft. Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng Silverlight lại tử ẹo trước cả người anh WinForm của nó. Tại sao vậy? hãy đọc bài viết để biết nhé.

Continue reading Series C# hay ho: Luận về cái chết của Silverlight

Series C# hay ho: Tại sao WinForm vẫn “chưa chết” – Có nên học WinForm hay không ?

WinFom là một công nghệ của Microsoft, cho phép lập trình các ứng dụng Windows. Nhờ tính tiện ích, dễ code, giao diện design kéo thả đơn giản, … Win Form đã được sử dụng để phát triển rất nhiều ứng dụng. Vì tuổi đời đã khá cao (ra đời vào năm 2003) nên WinForm chính thức bị Microsoft khai tử vào năm 2014. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Win Form vẫn còn sống khỏe, sống tốt. Tại sao vậy? Thử đọc bài viết để biết nhé.

2

Continue reading Series C# hay ho: Tại sao WinForm vẫn “chưa chết” – Có nên học WinForm hay không ?

Mặt tối của ngành công nghiệp IT – Phần 2

Nối tiếp phần 1, bài viết này sẽ tiếp tục giới thiệu một số góc khuất ít người biết về ngành IT.

4. Giỏi technical không chưa đủ

Nhắc lại một câu nói từ bài cũ:

Một điều khá may mắn trong ngành IT là: Vì đây là một ngành nặng về kĩ thuật. do đó bạn chỉ cần giỏi tập trung trau dồi technical cho giỏi. Chỉ cần technical giỏi, bạn sẽ được đồng nghiệp coi trọng, cấp trên tin tưởng giao phó trách nhiệm. Chỉ cần technical giỏi, con đường sự nghiệp của bạn sẽ rộng thênh thang, bạn sẽ nhanh chóng leo lên vị trí senior, team leader, technical lead, … Chỉ cần technical giỏi, lương bạn sẽ tăng vù vù, từ 500$, 1000$, 2000$, các quảng cáo tuyển dụng toàn cần người giỏi technical còn gì?

Continue reading Mặt tối của ngành công nghiệp IT – Phần 2

Mặt tối của ngành công nghiệp IT – Phần 1

Ngành lập trình kể ra cũng có khá nhiều cái sướng: Dễ xin việc, công việc thú vị, tiếp xúc nhiều cái mới, mức lương khá. Tuy vậy, nó có không ít mặt tối mà chỉ những người có thâm niên, tiếp xúc lâu với nghề mới trải nghiệm và nhận ra được. Bài viết này lấy cảm hứng từ course cùng tên trên pluralsight: Technology Career Dark Side, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn về ngành IT, cũng như tự rút ra cách “sống sót” cho bản thân mình.

2netcf0987

Continue reading Mặt tối của ngành công nghiệp IT – Phần 1