Mình thường hay khuyên các bạn mới ra trường là: Đừng quan trọng đi làm lương bao nhiêu, mà phải quan trọng là học hỏi được gì? Qua 1 – 2 năm làm ở đấy thì mình có tiến bộ không? Có thể đạt tới trình độ cao hơn, lương cao hơn không?
Thông thường, các bạn hay hỏi lại là: Làm sao để biết mình cần học hỏi những gì? Do vậy, trong bài này, mình sẽ chia sẻ về những thứ mà mình đã học được qua 6 năm làm việc nha.
Những thứ này đã giúp mình “tiến hóa” từ 1 thằng Fresher bình thường lên Senior, lên Full Stack Developer. Mình nghĩ ai làm vài năm cũng rút ra được thôi, nhưng biết những thứ cần học thì mấy năm đầu đi làm đỡ bỡ ngỡ lạc lối ha.
Đây là phần 1 trong series 2 phần Tôi đã lên cấp và tiến hoá như thế nào:
Từ trước đến nay, với các bạn muốn theo ngành IT, mình đều có lời khuyên là:
Kiến thức trong ngành thay đổi rất nhanh, các công nghệ rất dễ trở nên lạc hậu, lỗi thời. Do vậy, để theo đuổi ngành này, chúng ta phải chịu khó tự học, tự làm mới bản thân.
Tuy nhiên, trước khi làm những điều đấy, bạn cần phải biết mình có dính phải thói quen xấu nào có thể ảnh hưởng gì đến công việc, đến sự phát triển của mình không.
Do vậy, trong bài này, mình sẽ chỉ ra năm thói quen mà các bạn nên bỏ nếu muốn thoát kiếp lập trình viên “dỏm” nhé!
Ở bài trước, mình đã tự “bóc phốt” những thứ mình chưa biết trong năm 2018, để chia sẻ với bạn đọc rằng ai cũng có điểm giỏi điểm yếu, không có ai cái gì cũng biết cả!
Tuy nhiên, sau khi ngẫm lại, bên cạnh những thứ mình chưa biết, mình cũng học hỏi được thêm khá nhiều thứ hay ho. Do vậy, mình viết bài này để tổng kết những thứ mình đã được học, được biết thêm trong năm 2018 nhé!
Bản thân blog này là nơi mình chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, chia sẻ những kiến thức của mình tới bạn đọc.
Vì thế, blog chính là nơi mình … khoe những thứ mình đã biết (web, front-end, cloud, sách) v…v. Điều này không có gì sai, những sẽ dễ làm nhiều bạn lầm tưởng rằng mình biết nhiều, cái gì cũng biết!
Do vậy, cuối năm cũ, đầu năm mới, mình sẽ thử làm ngược lại, tự bóc phốt chính mình, nói cho bạn đọc về những ngôn ngữ/công nghệ/những thứ mà mình chưa biết nhé!
Mọi chuyện bắt đầu từ … hai cái xô hứng nước trong ga tàu điện ngầm.
Chuyện là, gần văn phòng mình có một quán Việt Nam khá ngon. Mỗi lần đi ăn, mình và mấy ông đồng nghiệp lại phải đi bộ ngang qua ga tàu điện ngầm.
Một hôm nọ, mình thấy có người để 2 cái xô ngay trạm tàu điện, giữa con đường đông người qua lại. Đi ngang qua thì thấy nước rõ tóc tóc từ trên nóc xuống.
Các bạn kĩ sư cũng rất có tâm, để thêm 2 tấm biển báo “sàn nhà trơn trượt” để mọi người né.
Chuyện nếu chỉ có vậy thì không cũng chẳng có gì để nói. Xây dựng thì bị thấm ướt, hư hỏng là chuyện thường, hư thì sửa thôi!
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thu qua đông lại. Đồng nghiệp đi ăn với mình, ông thì đã chuyển công ty, ông thì vợ đẻ; thế nhưng mỗi lần đi ngang qua ga tàu, hai cái xô hứng nước và hai tấm biển vẫn còn đó, đập thẳng vào mắt mình!
Tại sao?? Tại sao ở một đất nước phát triển như Singapore, một nơi dân tình siêng năng cày cuốc từ 9h sáng tới 7-8h tối mới về tới nhà; mà có thể để 2 cái xô chình ình như vậy không sửa hơn cả năm trời??
Trong series Lược Sử Lập Trình Web, mình đã kể về chuyện lập trình web đang có xu hướng chuyển dần từ server-side rendering sang client-side rendering.
Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự khác nhau giữa hai cơ chế này, ưu nhược điểm của chúng để có thể dễ dàng lựa chọn khi sử dụng nhé! Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu những công ty công nghệ lớn như Facebook, AirBnB sử dụng cơ chế nào luôn!