Tag Archives: kiến thức

Kiến thức trong ngành IT có 2 loại – Một loại để càng lâu càng cũ, loại kia thì ngược lại

Từ trước đến nay, với các bạn muốn theo ngành IT, mình đều có lời khuyên là:

Kiến thức trong ngành thay đổi rất nhanh, các công nghệ rất dễ trở nên lạc hậu, lỗi thời. Do vậy, để theo đuổi ngành này, chúng ta phải chịu khó tự học, tự làm mới bản thân.

Hôm nọ, mình có đọc mẩu truyện tranh ngắn sau, về một cuốn sách khá nổi tiếng trong ngành – Working Effectively with Legacy Code

Nguồn: commitstrip.com/en/2019/03/13/like-a-good-wine

Mình chợt nhớ ra/ngộ ra rằng kiến thức công nghệ trong ngành IT cũng có 2 loại:

  • Loại thứ nhất càng để lâu càng cũ, lạc hậu, trở nên vô dụng
  • Loại thứ hai để lâu tận 10 năm, 20 năm cũng chả sao, thậm chí càng ngày càng có giá

Loại thứ 2 là những kiến thức gì vậy, các bạn xem sẽ biết nhé! (Bật mí nhỏ là không phải chỉ có thuật toán như mấy ông thầy trong trường hay nói đâu!

Continue reading Kiến thức trong ngành IT có 2 loại – Một loại để càng lâu càng cũ, loại kia thì ngược lại

Bạn biết gì về Caching – Kĩ thuật được 96.69% hệ thống sử dụng để tăng tốc độ tải

Gần đây, nhiều bạn yêu cầu Code Dạo viết thêm mấy bài nặng tính kĩ thuật về architecture design hơn. Do vậy, Code Dạo sẽ chia sẻ thêm về những kĩ thuật design, các system component phổ biến mà các hệ thống lớn hay dùng nhé!

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Caching, một kĩ thuật được sử dụng trong 96,69% các hệ thống để tăng tốc độ tải và giảm tải cho hệ thống nhé.

Đây là một kĩ thuật rất đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả và cực kì phổ biến! Continue reading Bạn biết gì về Caching – Kĩ thuật được 96.69% hệ thống sử dụng để tăng tốc độ tải

CDN là cái gì? CDN tăng tốc độ tải của hệ thống như thế nào?

Hôm nay, chúng ta quay lại tìm hiểu các khái niệm technical hay ho tiếp nhé!

Trong bài này, chúng ta nói về một thiết kế rất đơn giản nhưng lại vô cùng hệ quả. Thiết kế này được rất nhiều ông lớn sử dụng để đảm bảo hệ thống hoạt động nhanh, ổn định cho toàn bộ người dùng trên thế giới.

Thứ mà chúng ta sẽ nói đến trong bài được gọi là hệ thống CDN (Content Delivery Network).

Continue reading CDN là cái gì? CDN tăng tốc độ tải của hệ thống như thế nào?

Đưa kiến thức lập trình tự tìm đến bạn thông qua email, Facebook và Youtube

Gần đây, trong 1 vlog, mình có chia sẻ về chuyện lập trình viên phải luôn luôn học tập để nâng cao vốn kiến thức, giữ cho mình không bị lạc hậu và đào thải.

Tuy vậy, kiến thức trong ngành của mình đến từ rất nhiều nguồn. Chỉ việc tìm các nguồn này không cũng đã đủ mệt rồi, chưa kể bạn phải thường xuyên ghé thăm chúng để cập nhật kiến thức mới nữa.

Vậy có cách nào không phải tự học, tự tìm hiểu mà cũng có kiến thức hay không?

Dĩ nhiên là có đấy! Hãy làm theo những cách trong bài viết này, kiến thức sẽ tự tìm đến với bạn.

Continue reading Đưa kiến thức lập trình tự tìm đến bạn thông qua email, Facebook và Youtube

Điểm số có thật sự quan trọng với Sinh Viên IT hay không?

Dạo gần đây, mình hay nhận được nhiều câu hỏi từ các bạn sinh viên dạng: Em bằng khá thì xin việc có ảnh hưởng gì không anh? hoặc Môn này môn kia có quan trọng không anh? Học tà tà điểm thấp thì có sao không anh?

Vậy túm lại đối với sinh viên IT chúng ta, điểm số có thật sự quan trọng hay không? Liệu có cần cắm đầu cắm cổ cày như trâu để được điểm cao hay không?

Cùng đọc bài viết để xem những đánh giá, suy nghĩ và lời khuyên của mình về chuyện này nhé!

Continue reading Điểm số có thật sự quan trọng với Sinh Viên IT hay không?

Sinh viên “bối rối” vì 7 điểm khác biệt giữa đi học và đi làm

Trong trường Đại Học, chúng ta thường được dạy những kiến thức cơ bản về lập trình, về qui trình làm ra phần mềm. Tuy nhiên, môi trường lập trình chuyên nghiệp có những điều rất khác so với  môi trường học tập.

Do đó, khi vừa ra trường và bắt đầu đi làm, các bạn sinh viên thường cảm thấy “sốc” hoặc “bối rối” vì những khác biệt này.

Vì vậy, hôm nay chúng ta cùng điểm qua 7 điểm khác biệt các bạn sẽ gặp phải khi bắt đầu đi làm nhé.

Continue reading Sinh viên “bối rối” vì 7 điểm khác biệt giữa đi học và đi làm

Thực hư về cái gọi là “căn bản” và “tư duy lập trình”

Thuở còn là sinh viên, mỗi khi phải ngồi nghe giảng giải những kiến thức khô khan buồn ngủ, chúng ta thường bị mấy ông thầy dụ dỗ “Kiến thức căn bản quan trọng lắm, nắm vững căn bản rồi sau này học gì cũng được!”.

Mấy năm sau, chúng ta lại tiếp tục được nghe “Tư duy lập trình mới quan trọng, ngôn ngữ hay thuật toán chỉ là phụ thôi”.

Điều này đôi khi làm sinh viên “loạn” vì không biết thật sự “căn bản” là những cái gì; “tư duy lập trình” mặt mũi nó ra sao, làm sao để rèn luyện nó?

Bài viết này sẽ cùng vén bức màn bí mật về những thứ gọi là “căn bản” và “tư duy lập trình” mà giang hồ thường nhắc đến.

Continue reading Thực hư về cái gọi là “căn bản” và “tư duy lập trình”

Series Chuyện Code Chuyện Đời – Từ cốc nước đầy đến chuyện học công nghệ và phương cách sống

Chúng ta bắt đầu bài viết hôm nay bằng câu chuyện hư cấu về một chàng coder điển trai tài năng tên H.H.N.

N. là một coder tài năng, tốt nghiệp đại học F. danh tiếng. Ngay sau khi ra trường, N. đã được một công ty lớn F. mời vào làm việc với mức lương ngàn đô. Trong công ty lớn, N được học bài bản về các quy trình làm việc, qui tắc viết code sạch. Chứng tỏ được khả năng của bản thân, sự nghiệp của N đi lên như diều gặp chó, nhầm, gặp gió.

Tuy nhiên, do chán bộ máy làm việc cồng kềnh phức tạp,  N xin nghỉ việc, chuyển sang công ty K. nhỏ hơn làm product để có thể làm những điều mình thích. Qua công ty mới, N vẫn cứng rắn áp dụng các qui trinh, cách code mình đã làm việc ở công ty cũ. Khi nghe đồng đội phàn nàn, N vẫn cứng đầu bảo thủ không thay đổi, cho rằng cách của mình là đúng nhất. Dần đà, dù có tài nhưng N nói ko ai nghe, còn bị team xa lánh.

Continue reading Series Chuyện Code Chuyện Đời – Từ cốc nước đầy đến chuyện học công nghệ và phương cách sống

Series Chuyện Code Chuyện Đời – Từ tối ưu code cho đến optimize cuộc sống

Với một người có tâm hồn bay bổngđầu óc sáng tạo như tác giả blog Code dạo (là mình) thì cái thứ quái gì cũng có thể biến thành bài viết được.

Hôm nay khi mình đang ngồi đọc sách dưới tán cây thì bỗng… một quả sầu riêng nặng nửa kg rơi trúng đầu. Nhờ vậy mà mình mới nảy ra cảm hứng viết series này. Tên đầy đủ của series là Từ Chuyện Code Ngẫm Chuyện Đời, do hơi dài nên mình rút gọn lại thành Chuyện Code Chuyện Đời cho dễ đọc dễ nhớ!

Trong quá trình học và đi làm, đôi khi ta học được nhiều kĩ thuật lập trình, thuật toán và các nguyên lý rất hay ho. Khi quả sầu riêng rơi vào đầu, mình chợt ngộ ra rằng: những kĩ thuật cũng như nguyên lý này không chỉ áp dụng được trong code mà còn có thể áp dụng vào đời sống.

Series Chuyện Code Chuyện Đời ra đời từ đó. Bài viết đầu tiên trong series sẽ nói về chuyện optimize (tối ưu hoá) code và optimize cuộc sống.

Continue reading Series Chuyện Code Chuyện Đời – Từ tối ưu code cho đến optimize cuộc sống

Bạn muốn code giỏi? Thử luyện tập và “chiến đấu” với bọn nước ngoài xem nào!

Bạn là sinh viên, muốn rèn luyện khả năng code của bản thân nhưng không biết làm thế nào?

Bạn nghĩ mình code giỏi hơn bạn bè, muốn tìm một nơi để “thi đấu” và “thể hiện trình độ”?

Bạn là dân đi làm, muốn mài giũa kĩ năng code để có thể cạnh tranh với “lớp trẻ”?

Bạn sắp có một cuộc phỏng vấn quan trọng, muốn ôn lại những dạng đề thi hay gặp?

Bạn có khả năng lập trình, muốn được lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng lớn như Google, Facebook?

Bài viết này sẽ giới thiệu cách để bạn đạt được những điều nói trên. Kéo xuống để đọc tiếp nhé!

Continue reading Bạn muốn code giỏi? Thử luyện tập và “chiến đấu” với bọn nước ngoài xem nào!