Cách sống sót với những áp lực trong ngành lập trình

Nếu chỉ nghe lều báo nói, các bạn sẽ nghĩ rằng ngành lập trình là một ngành … dễ ăn: Nhu cầu thị trường nhiều, công việc thú vị, được ngồi văn phòng máy lạnh cả ngày, lương cao so với mặt bằng chung.

Tuy vậy, ngành IT mình cũng có một số mặt tối như: kiến thức cần học rất rộng, công việc khó, ngồi nhiều dễ ảnh hưởng sức khỏe, gặp đủ thứ áp lực.

Do vậy, trong bài này, mình sẽ chia sẻ về những áp lực các bạn sẽ gặp khi theo ngành lập trình, cùng với cách sống sót và “đối phó” với chúng nhe.

Áp lực từ phía sếp

Nguồn gốc gây ra áp lực lớn nhất, hay gặp nhất không phải là ai xa lạ mà chính là … sếp của bạn.

Dễ hiểu thôi, sếp chính là người trực tiếp quản lý bạn, giao việc cho bạn, đánh giá chất lượng công việc của bạn. Do vậy, nếu gặp trúng những ông sếp “trời đánh”, bạn sẽ gặp vô vàn áp lực như:

  • Bị giao task khó nằm ngoài chuyên môn
  • Bị bắt làm việc thêm giờ
  • Bị “đì đọt”, đánh giá thấp khi xét tăng lương, tăng chức

Do vậy, cách tốt nhất để tránh áp lực từ phía sếp đó là phải… nịnh sếp, nhầm, kết thân và thấu hiểu với sếp. Hãy hiểu sếp chỉ muốn team làm việc hiệu quả, hoàn thành dự án đúng hạn, công ty thành công; chứ không phải muốn đì đọt bạn làm gì.

2
Nếu không may, bạn sẽ gặp nhiều bác sếp thích tỏ ra nguy hiểm

Khi trò chuyện với sếp, nếu họ đã làm quản lý lâu ngày, không còn nắm vững về công nghệ, bạn đừng đi sâu vào kĩ thuật hay chuyên môn. Hãy nói những thứ sếp quan tâm như:

  • Tiến trình của việc đang làm, estimate tiến độ dự án
  • Làm sao để cải thiện năng suất của bản thân và của team
  • Những khó khăn gặp phải
  • Những thứ sếp có thể giải quyết được

Nói chung, khi đã thương sếp hiểu sếp, sếp cũng sẽ thương bạn hiểu bạn lại, áp lực sẽ giảm đi rất nhiều.

Còn nếu bạn xui xẻo gặp trúng mấy ông sếp keo kiệt, bủn xỉn lại còn ganh tị với nhân viên thì cứ tà tà nhảy việc, tìm sếp khác tốt hơn nhé.

Áp lực từ đồng nghiệp

Bên cạnh sếp, đồng nghiệp chính là những người gây ra áp lực nhiều nhất cho bạn.

Đi làm việc một thời gian, bạn sẽ gặp nhiều loại đồng nghiệp như sau. Mỗi loại đồng nghiệp sẽ gây cho bạn một kiểu áp lực riêng:

  • Đồng nghiệp ảo tưởng sức mạnh (hoặc giỏi thật) nhưng tự kiêu, khó gần, khó nói chuyện, khó làm việc chung
  • Đồng nghiệp quá gà, không biết làm gì khiến bạn phải còng lưng ra gánh
  • Đồng nghiệp làm biếng, giỏi nịnh sếp, hay đùn đẩy công việc khiến bạn phải gánh thêm task của họ
  • Đồng nghiệp giỏi quá khiến mình cảm thấy tự ti, tụt hậu, thua kém về nhiều mặt
Có nhiều thể loại đồng nghiệp khiến bạn rất muốn đập cho một trận (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, ngành mình không có mấy em xinh thế này đâu)

Nói chung, dù tốt dù xấu bạn vẫn sẽ phải làm việc chung với họ. Ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng. Ví dụ có thanh niên code không giỏi nhưng biết cách.. dụ sếp nới deadline cho team, tìm chỗ nhậu cho team thì sao?

Hãy tranh thủ học hỏi những người giỏi, né né những người dốt và làm biếng, mềm mỏng khi làm việc với những người khó gần. Nếu áp lực quá thì cứ trò chuyện trực tiếp với sếp để “đổi đồng nghiệp” hoặc “đổi team” nhé.

Áp lực theo kịp công nghệ

Đây là áp lực đặc thù của ngành IT tụi mình. Không như các ngành khác, kiến thức trong ngành IT rất nhanh hết hạn:

  • Với ngành xây dựng, xây một cây cầu cách đây 50 năm cũng chẳng khác gì xây một cây cầu bây giờ.
  • Với ngành y, bệnh cảm cúm cách đây 50 năm triệu chứng cũng giống bệnh cảm cúm bây giờ.
  • Nhưng với ngành IT, công nghệ, ngôn ngữ hoặc framework nổi tiếng cách năm 10-15 năm giờ chẳng ai xài nữa cả.

Do vậy, dân IT rất sợ kiến thức của mình bị lạc hậu, khó xin việc và bị đào thải. Đây là áp lực mà cả những developer lâu năm cũng dễ gặp phải.

Công nghệ đến rồi đi, nếu không đuổi kịp thì bạn sẽ dễ dàng lạc hậu

Theo kinh nghiệm bản thân, đây là những cách mình dùng để tránh những áp lực này:

Áp lực từ công việc hoặc dự án

Bên cạnh đó, giả sử bạn có một ông sếp hoàn hảo, có những đồng nghiệp tuyệt vời, vẫn có một loại áp lực rất bự mà bạn không thể nào tránh khỏi. Đó là áp lực từ công việc và dự án.

Với những dự án nhỏ hoặc dự án bảo trì, công việc của bạn sẽ khá là nhàn nhã. Tuy nhiên, với các dự án lớn, phức tạp, bạn sẽ dễ gặp những áp lực do:

  • Dự án quá phức tạp; công nghệ lạ chưa bao giờ dùng tới, làm bạn cảm thấy khó khăn khi code
  • Dự án quá lớn nhưng team lại nhỏ, số lượng công việc nhiều nên khiến bạn thấy ngộp
  • Dự án phải hoàn thành một cách gấp rút theo yêu cầu của khách hàng, còn gọi là “cháy dự án” hoặc bị deadline dí. Lúc này, cả team phải OT sml để hoàn thành dự án đúng hạn.
Áp lực từ dự án là điều rất khó tránh khỏi

Rất tiếc, không có cách nào để tránh khỏi những áp lực này, trừ khi bạn hoàn thành xong dự án hoặc “trốn”, chuyển qua dự án khác.

Tuy vậy, mình cũng chia sẻ một số phương pháp “sống chung với lũ”:

  • Thảo luận với team leader/PM để deal với khách hàng xem có thêm người/kéo dài deadline được hay không
  • Ăn uống điều độ, giữ sức khỏe để tránh bị stresss khi phải OT quá nhiều

Quảng cáo 30s

Ngoài ra, xin quảng cáo nhẹ là do nhiều bạn than bị deadline dí quá nên mình và Codeaholicguy vừa design ra mẫu áo deadline như bên dưới.

Áo đen cool ngầu có hình thần chết tựa như deadline dí phía sau lưng developer

Nghe giang hò đồn rằng người mặc mẫu áo này lên hù sếp sẽ không bị dí deadline, không bị áp lực nữa! Do vậy bạn nào muốn mua thì vào bit.ly/dataocoder hoặc click vào hình bên dưới mua ủng hộ tụi mình nha.

Mua áo tạo bit.ly/dataocoder nha

Kết

Trong bài này, mình đã chia sẻ về một số áp lực mà dân lập trình tụi mình hay gặp phải, cùng với cách phòng chống chúng.

Khi đi làm, các bạn có từng bị áp lực trong vấn đề gì không? Bạn đã trải qua như thế nào? Hãy cùng comment chia sẻ bên dưới nha!

 

Bonus: Các bạn có thể xem vlog mình nói về vấn đề này nếu ngại đọc nhé!

4 thoughts on “Cách sống sót với những áp lực trong ngành lập trình”

  1. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường em đã cảm thấy áp lực khi học lập trình. Bạn bè cùng lớp đã đi thực tập với hackathon này nọ còn em chỉ loay hoay với việc cải thiện điểm trên lớp với lập trình mấy phần mềm đơn giản mà cũng k xong. Theo anh em có nên bỏ ngành này theo ngành khác k ạ.

    Like

Leave a comment