Hãy biết nói KHÔNG

Mình từng post một comic khá đơn giản về chuyện “Thiết kế của một trang web có thể trở nên banh chành như thế nào“. Đó là một câu chuyện về ảnh hưởng của khách hàng đã làm “banh chành” một sản phẩm của designer. Tuy chỉ là chuyện hài, nhưng nó vốn là một chuyện buồn có thật mà những người trong nghề như chúng ta đều gặp phải. Tuy nhiên, thật ra ai có lỗi trong chuyện này …?

Sự khác biệt giữa “người lao động chân tay” và “chuyên viên” là ở chỗ: người lao động làm theo lệnh của cấp trên, còn chuyên viên thì đưa ra hướng giải quyết cho cấp trên. Người lao động được thuê để làm việc theo chỉ dẫn, còn chuyên viên được trả tiền để đưa ra chỉ dẫn đúng đắn.
*Khi chọn cách dịch này, mình không có ý coi thường hay xem nhẹ việc lao động chân tay nhé, mình chỉ dùng từ như vậy để dễ so sánh 2 đặc thù công việc khác nhau thôi.

medicina
Hãy tượng tượng 1 cuộc nói chuyện giữa bệnh nhân và bác sĩ :

Bệnh nhân: Tôi đau tay.

Bác sĩ: Giờ anh muốn tôi làm gì?

Bệnh nhân: Làm tay tôi hết đau

Bác sĩ: Để tôi cắt tay anh là xong nhé? Dễ lắm

Bệnh nhân: Không, tôi chỉ muốn hết đau thôi

Bác sĩ: Cắt hết dây thần kinh nối tới tay anh là xong, hết đau ngay

Bệnh nhân: Còn cách nào nhẹ nhàng hơn ko?

Bác sĩ: Xin lỗi, hết giờ làm rồi

Dĩ nhiên bác sĩ bình thường không hành xử thế này. Dù bệnh nhân là khách hàng, bệnh nhân trông cậy vào bác sĩ đưa ra câu trả lời, phương pháp giải quyết

Một phiên bản khác của cuộc nói chuyện này

Bệnh nhân: Tôi muốn chặt tay.

Bác sĩ: Tay anh bị gì?

Bệnh nhân: Đau vl, mệt lắm rồi, cắt cmn đi

Bác sĩ: Đưa tay tôi xem? Chắc bị bong gân hay trật khớp thôi. Phải chụp X-quang.

Bệnh nhân: Không, cắt cmn đi

Bác sĩ: Xin lỗi anh, tôi không chặt tay lành lặn

Bệnh nhân: Nhưng tôi trả tiền mà. Tôi nói gì ông phải làm chứ?

Bác sĩ: Không. Nếu chặt tay anh, tôi sẽ vi phạm đạo đức của một người hành nghề y.

Bạn muốn làm một bác sĩ thế nào? Quay lại ngành của chúng ta, bạn muốn là một developer như thế nào?

Lập trình viên, cũng là “chuyên viên”. Bạn có nhiều kiến thức về thiết kế, hiện thực phần mềm hơn khách hàng/cấp trên của bạn. Bạn được trả tiền cho chuyện đó. Tất cả quy kết lại một điều. Chuyên viên là người phải dám nói KHÔNG. Khi cấp trên/khách hàng đưa ra 1 định hướng, yêu cầu vô lý, nhiệm vụ của bạn là phải từ chối yêu cầu đó. Có nguy hiểm gì không? Đương nhiên là có. Nhưng, là một chuyện viên, đồng nghĩa với việc bạn phải dám giữ lập trường của mình. Có những chuẩn mực mà người chuyên viên không bao giờ nên vi phạm.

Dĩ nhiên, nói KHÔNG chỉ là một phần. Là một chuyên viên, bạn phải sử dụng kĩ năng của mình, đưa ra những lựa chọn thay thế khả thi, phù hợp. Người chuyên viên phải biết đàm phán với cấp trên, để đưa ra những định hướng, giải pháp thỏa mãn yêu cầu của cả hai bên.

9

Trong mẩu truyện mình đã đăng, chàng web-designer đã không hành xử như một chuyên viên. Anh làm việc như một “người lao động tay chân”. Đống shit ở cuối truyện là do lỗi của anh. Lẽ ra anh phải biết nói KHÔNG, và đàm phán/giải thích với khách hàng, thay vì làm mọi việc khách hàng yêu cầu. Trong truyện, chàng designer là nạn nhân – giỏi giang nhưng yếu thế, còn khách hàng là một gã ngu đần lại còn lậm quyền. Sự thật thì, anh designer đã tự biến mình thành nạn nhân, chối bỏ trách nhiệm, không chịu nói KHÔNG trước những yêu cầu vô lý của khách hàng.

Là một lập trình viên/chuyên viên, bạn đừng bao giờ để mình trở thành một nạn nhân như vậy nhé.

say-no_prajakt_august

Bài viết được lược dịch từ trang : https://sites.google.com/site/unclebobconsultingllc/blogs-by-robert-martin/saying-no. Tác giả bài viết là Robert Martin, người viết cuốn sách Clean Code. Ông cũng là một cây đa cây đề trong ngành phần mềm.

5 thoughts on “Hãy biết nói KHÔNG”

  1. k biết cách nói “không” và không biết cách trình bày vấn đề cho khách hàng, rồi khá nhiều bạn coder và designer suốt ngày quay qua chửi khách hàng, trong khi sự thực là đâu phải khách hàng nào cũng hiểu rõ vấn đề mà họ yêu cầu đâu… -_-

    Liked by 1 person

    1. “Dĩ nhiên, nói KHÔNG chỉ là một phần. Là một chuyên viên, bạn phải sử dụng kĩ năng của mình, đưa ra những lựa chọn thay thế khả thi, phù hợp. Người chuyên viên phải biết đàm phán với cấp trên, để đưa ra những định hướng, giải pháp thỏa mãn yêu cầu của cả hai bên.”

      Like

  2. Sự khác biệt giữa “người lao động chân tay” và “chuyên viên” là ở chỗ: người lao động làm theo lệnh của cấp trên, còn chuyên viên thì đưa ra hướng giải quyết cho cấp trên

    Xin copy đoạn này nhé thớt (y)

    Like

  3. Lấy danh nghĩa 1 fan trung thành của blog tôi đi code dạo 7 năm. Em xin kết luận thế này ” hãy nói không thay vì nói ddeos”

    Like

Leave a comment