Từ chuyện con ếch luộc
Xin bắt đầu bài viết bằng một câu chuyện tưởng chừng nhảm nhí mà lại vô cùng xâu xắc. (Bạn nào không thích đọc truyện thì cứ kéo xuống đọc phần cuối nha).
Ngày xửa ngày xưa có 1 con ếch luộc. À mà không phải, có một con ếch chưa bị luộc. Một ngày nọ, ếch ta đang thơ thẩn nhảy tới nhảy lui bên bờ hồ, tìm các em ếch cái xinh tươi để giao phối . Bỗng dưng, một thanh niên cao to sáu múi từ đâu chui ra, lấy tay bắt ếch cho vào giỏ. Thanh niên sáu múi nấu một nồi nước sôi, thả vào tỏi, gừng, chanh, hành, ớt để làm lẩu ếch, mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Chú ếch bị thả vào nồi nước sôi sùng sục. Hoảng quá, chú nhảy vội ra khỏi nồi chuồn mất. Ếch ta may mắn thoát chết! Một hôm khác, ếch ta lại bị một em gái xinh tươi dáng cao ngực khủng bắt về. Lần này, ếch bị thả vào nồi nước lạnh. Em gái kia nấu ăn khá giỏi, vặn lửa nhỏ liu riu để thịt ếch được mềm hơn. Nước lạnh từ từ ấm dần lên, cái ấm áp làm ếch cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Ếch không nhận ra nước ngày càng nóng và sắp sôi. Đến khi nước sôi sùng sục, ếch ta đã quá mệt mỏi, không nhảy ra được nữa. Ếch kết thúc kiếp người (nhầm, kiếp ếch) trong nồi nước, trờ thành ếch luộc, ếch xào lăn, ếch chiên mắm...

Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì? Đó là luộc ếch phải luộc bằng nước lạnh, không được luộc bằng nước sôi? Đừng vội, đọc đến cuối bài sẽ biết.
Đến chuyện tán gái
Hết chuyện con ếch luộc, chúng ta lái qua đến chuyện tán gái. Hầu hết dân lập trình viên chúng ta đều là dân FA, lúc nào cũng mong muốn tìm được một con gấu để tâm sự sẻ chia, sẵn tìm chỗ để chui ra chui vào.
Do ít kinh nghiệm chuyện tình cảm, chúng ta hễ mới thấy em gái nào xinh xinh, nói chuyện hợp một tí là mơ mộng lung tung, đặt em lên bệ thờ, sau đó tỏ tình chớp nhoáng.
Điều này cũng tương tự như việc thả con ếch vào nồi nước sôi, dĩ nhiên em gái kia sẽ quá sợ hãi, nhảy đi mất.

Thay vào đó, hãy tán gái như kiểu luộc ếch, từ từ thâm nhập vào cuộc sống của nàng, lâu lâu nhắn tin quan tâm săn sóc tình cảm, lâu lâu cũng phải làm giá, tỏ ra mình cũng có cuộc sống riêng (Đọc thêm Alpha Art nhé).
Tất nhiên, sau khi kiếm được gấu thì phải tìm cách dụ dỗ “ăn thịt” gấu (Bạn nào chong xáng vui lòng bỏ qua đoạn này, đọc phần sau nha hihi).
Mới quen mà bạn đòi “ăn thịt” ngay, gái sẽ phản ứng như ếch gặp nước sôi, dĩ nhiên bạn sẽ bị “ăn tát”, hoặc bị đòi chia tay ngay tắp lự.
Lúc này, chiến thuật luộc ếch lại trở nên vô cùng hiệu quả. Hãy bắt đầu dần dần bằng những cái vuốt tóc, chạm vai hờ hững như có như không. Tiếp đó là tới màn nắm tay “dắt em qua đường”, hoặc “cho khỏi lạc trôi”.
Khi gái đã bắt đầu quen dần, bạn có thể chuyển dần qua hun phớt lên tóc, lên cổ, lên má. Sau đó dần dần tiến tới hôn môi, hôn sâu, rồi bắt đầu làm tiếp các bước ABC XYZ sau đó. Các cụ cũng đã có một lời khuyên rất đúng đắn về việc này (censor cho các em nhỏ):
Hôn được môi là lôi được quần Nắm được tay là dzay được d* Day được d* là b* được l**
Mấy bước ABC XYZ còn các bạn tự tìm hiểu nhé! Blog có nhiều bạn đọc nhỏ tuổi nên mình không hướng dẫn cụ thể được.

Bài học rút ra
Tất nhiên, không phải rỗi hơi mà mình dùng chuyện con ếch và chuyện tán gái để nói đến chuyện lập trình! Hai câu chuyện trên đều có một bài học chung:
Con người thường phản xạ rất nhanh trước những biến đổi đột ngột, nhưng lại không hề phòng bị trước những biến đổi từ từ. Người ta gọi cái này là hội chứng ếch luộc, tức boiling frog syndrome.
Một ví dụ rất đơn giản: Giả sử bạn làm rơi một tờ 500k, bạn sẽ biết ngay lập tức. Còn con gấu của bạn mỗi ngày rút bóp của bạn lấy 20k đi ăn bánh tráng trộn, bạn sẽ mất tiền dần dần mà không hay biết gì.

Và chuyện học công nghệ
Là lập trình viên, chúng ta cũng rất dễ dính phải hiệu ứng ếch luộc, đặc biệt là trong chuyện viết code và chuyện làm mới kiến thức.
Chuyện viết code
Đôi khi, do bị deadline dí, do lười, do thời gian có hạn, chúng ta thường viết code ẩu tả, copy code, bỏ qua những lỗi nhỏ. Ban đầu, chúng ta nghĩ những lỗi nhỏ này sẽ không ảnh hưởng nhiều, khi nào có thời gian rảnh rồi quay lại sửa.
Thế rồi, ngày qua ngày, dự án ngày càng phình to ra. Những lỗi nhỏ nhặt này ngày càng chồng chất, tạo thành technical debt. Code trở nên rối như canh hẹ, khó viết khó bảo trì.
Đến lúc này, dự án cũng đã trở thành một nồi nước sôi, lập trình viên chúng ta cũng như con ếch luộc, chỉ còn cách phơi bụng phơi trym chờ chết. Mọi chuyện xảy ra chỉ vì chúng ta lơ là, để nước sôi dần dần mà không hay biết.

Chuyện làm mới kiến thức
Trong ngành IT mình, kiến thức mới liên tục được ra đời và cập nhât. Điển hình như các framework JavaScript ra đời liên tục, hoặc Silverlight chết, WebForm thoi thóp.
Bản thân lập trình viên chúng ta là những con ếch. Một công việc ổn định cũng giống như một nồi nước vậy. Những thay đổi về công nghệ chỉ làm nước nóng dần dần, thoạt nhìn nó chẳng ảnh hưởng mấy đến ta, chỉ làm ta ấm áp chút mà thôi.
Tuy nhiên, nếu không chịu update công nghệ mới, sau vài ba năm kĩ năng của bạn sẽ rất dễ lạc hậu!
Hãy nghĩ tới những lập trình viên Flash đã trở nên thất nghiệp khi Flash tử ẹo; hoặc những người cắm đầu code jQuery mấy năm, giờ khó xin việc vì toàn thấy tuyển Angular, Vue, React. (Nước ngoài thôi nhé, ở Việt Nam jQuery còn tuyển kha khá).

Thị trường tìm việc rất vô tình, các công ty chỉ tuyển nhân viên đáp ứng các kĩ năng cần thiết. Khi thị trường không còn cần các kĩ năng của bạn, số phận bạn cũng như con ếch luộc nước sôi kia, khoe bụng khoe trym chờ chết.
Kết
Bài viết cũng đã dài rồi, nên mình kết ngắn gọn thôi. Lời khuyên duy nhất cho các bạn là:
Hãy trở thành một con ếch thông minh, ham học hỏi, chịu khó quan sát môi trường xung quanh nhé. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị luộc chín lúc nào không biết đấy!
Cám ơn bạn, bài viết này chắc sẽ cảnh tỉnh cho nhiều lập trình viên hiện nay, trong đó có tôi 😀
LikeLiked by 1 person
Tác giả lái lụa quá, đề nghị tấp vào lề xuất trình giấy tờ xe :))
LikeLike
quá hay và ý nghĩa lun cảm ơn anh đã chia sẻ
LikeLike
Bài viết rất lôi cuốn.
Mình có 1 góp ý nhỏ là ngoài việc làm mới kiến thức, thì những kiến thức nền tảng: cấu trúc dữ liệu và giải thuật, mạng, mô hình client server, cơ chế concurrency … sẽ không bao giờ là cũ.
LikeLike
Tuyệt vời anh ạ, đang sinh viên năm 2 vào đọc blog của anh thấy kiến thức của mình thiếu nhiều quá, cám ơn anh vì mấy bài viết hay
LikeLike
Vậy jQuery nó không được sử dụng nhiều nữa ạ?
Bài hay cảm ơn anh 🙂
LikeLike
Ở VN thì vẫn còn được dùng kha khá em. Nói chung nên học cho biết :D. Thị phần nó bự nên job bảo trì đồ cũng nhiều :)).
LikeLike
Không biết bình luận thế nào luôn.Chỉ biết đọc đoạn đầu đã phải phải tra trên thanh địa chỉ có bị hack vào web khác không.Thêm một điều nữa là bác hoàng không sợ chết đói vì đa ngành nghề quá.
LikeLike
Anh cho em hỏi. Học C# mà đi theo native có phải là dại không ạ?
LikeLike
Share em sách tán gái bằng tiếng Anh với ạ :))
LikeLike
Công nhận bài blog đáng suy ngẫm thật, kẻ biết thời thế mới tồn tại được. Mà anh share link gốc của trích dẫn, em like fanpage rồi đấy! 🙂
LikeLike
PM fanpage nhé e ơi, hàng nhạy cảm :3
LikeLike
“Hãy trở thành một con ếch thông minh” – cơ mà em muốn làm người thì sao anh :))
LikeLike
Ko thấy em M đâu nhỉ kaak
LikeLike