Tag Archives: đại học

Đôi dòng thông báo và cáo lỗi, kể lể cuộc sống ở UK

Như đã viết trong bài chia tay ASWIG, mình đã nghỉ việc và qua UK học Master. Mình qua đến UK vào tối 25 – sáng 26. Do mình ở kí túc xá trường nên mọi chuyện cũng tạm ổn, mấy bạn tình nguyện viên hướng dẫn cũng khá thân thiện.

Photo 9-26-15, 10 34 42 AM
Kí túc xá

Mình ở chung kí túc xá với 2 bạn nữ Hàn Quốc (Chưa phẫu thuật), 2 bạn nam UK. Sinh viên trường từ khắp mọi nơi, đa phần là dân Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu, … Đi vòng vòng mấy ngày mà không thấy đứa Việt Nam nào.

Campus của trường khá bự, đi lòng vòng mệt đứt cả hơi, mỗi lần đi từ kí túc xá đến chỗ học phải đi bộ gần 10-15 phút. Nhiệt độ ngoài trời là 13 độ, đi đâu cũng phải khoác cái áo lạnh dày cui. Trường phủ sóng wifi 100% trong campus, khá là sướng, tốc độ tải cũng được khoảng 7-12MB/s, tha hồ cắm phim (Nghe nói tải hàng copyright bị phạt tiền nên mình chưa dám làm).

Photo 9-27-15, 8 08 22 AM
Một góc campus trường

Continue reading Đôi dòng thông báo và cáo lỗi, kể lể cuộc sống ở UK

Giải thích đơn giản về CI – Continuous Integration (Tích hợp liên tục)

Với các bạn sinh viên, khái niệm Continuous Integration (Tích hợp liên tục) là một cái gì đó nghe rất cao siêu và hoành tráng. Mình sẽ nêu khái niệm, sau đó đưa ra một câu chuyện đơn giản để giải thích cho khái niệm này.

Tích hợp liên tục (CI) là phương pháp phát triển phần mềm đòi hỏi các thành viên trong nhóm tích hợp công việc thường xuyên. Mỗi ngày, các thành viên đều phải theo dõi và phát triển công việc của họ ít nhất một lần. Việc này sẽ được một nhóm khác kiểm tra tự động, nhóm này sẽ tiến hành kiểm thử truy hồi để phát hiện lỗi nhanh nhất có thể. Cả nhóm thấy rằng phương pháp tiếp cận này giúp giảm bớt vấn đề về tích hợp hơn và cho phép phát triển phần mềm gắn kết nhanh hơn. Trích từ: http://www.ibm.com/developerworks/vn/library/rational/201301/continuous-integration-agile-development/

Nếu không hiểu ảnh nói gì, hãy đọc câu chuyện nho nhỏ phía dưới
Nếu không hiểu ảnh nói gì, hãy đọc câu chuyện nho nhỏ phía dưới

Continue reading Giải thích đơn giản về CI – Continuous Integration (Tích hợp liên tục)

Cách tiếp cận 1 ngôn ngữ/công nghệ mới – Phần 2

Nối tiếp phần 1, ở phần này mình sẽ nói rõ hơn về quá trình tiếp cận công nghệ của bản thân. Trước khi bắt đầu, mong các bạn hãy giữ 3 tư tưởng sau:

1. Học một ngôn ngữ/công nghệ mới không khó. Mình biết có nhiều bạn rất ngại, rất sợ học cái mới, hễ nghe nói cái gì là lạ là lắc đầu nguầy nguậy, bảo “không biết”.

Chúng ta nên có tư tưởng là “không phải không biết mà là chưa biết, chịu khó tìm hiểu một tí là biết thôi thôi”. Mình đã giải thích lý do chúng ta có thể tiếp cận công nghệ mới một cách dễ dàng ở bài viết này.

2. Để học được nhiều cái mới, bạn cần phải giỏi tiếng Anh, không ngại đọc (Không cần giỏi cả 4 kĩ năng, chỉ cần giỏi reading là được).

Ngoại trừ một số ngôn ngữ cũ như C, C++ được nhiều dạy ở nhiều trường , có tài liệu tiếng Việt, các công nghệ mới như NodeJS, AngularJS, Entity Framework thường chỉ có tài liệu hoặc hướng dẫn tiếng Anh.

Nếu chỉ chăm chăm tìm tài liệu tiếng Việt, chỉ biết há miệng chờ hàng người ta dịch sẵn, bạn sẽ đi sau thời đại. Ngoài ra, với vốn tiếng Anh kha khá, khi có bug hoặc gặp vấn đề khó giải quyết, bạn sẽ dễ google và tìm câu trả lời hơn.

3. Hạn chế hỏi linh tinh, hãy google trước khi hỏi.

Mình rất đồng tình với quan điểm “không biết phải hỏi, không giấu dốt”. Tuy nhiên, dân lập trình viên nói chung rất ghét những câu  hỏi ngu, lười suy nghĩ. Trước khi hỏi, hãy thử tìm google trước.

Có khi bạn hỏi chỉ mất 1 phút là có câu trả lời, google để tìm câu trả lời mất tới 1 tiếng. Nhưng trong 1 tiếng đó, bạn sẽ học được rất nhiều điều liên quan khác, cả những điều bạn không biết mình cần phải hỏi.

Continue reading Cách tiếp cận 1 ngôn ngữ/công nghệ mới – Phần 2

Cách tiếp cận 1 ngôn ngữ/công nghệ mới – Phần 1

Mình đã từng nói về tầm quan trọng của việc cập nhật kiến thứcbài viết trước:

Không như các ngành khác, kiến thức trong ngành IT rất nhanh hết hạn.

  • Với ngành xây dựng, xây một cây cầu cách đây 50 năm cũng chẳng khác gì xây một cây cầu bây giờ.
  • Với ngành y, bệnh cảm cúm cách đây 50 năm triệu chứng cũng giống bệnh cảm cúm bây giờ.
  • Nhưng với ngành IT, công nghệ, ngôn ngữ hoặc framework  nổi tiếng cách năm 10-15 năm giờ chẳng ai xài nữa cả.

Như đã hứa, mình sẽ dành bài viết này để hướng dẫn các bạn cách tiếp cận một công nghệ mới. Đây là những cách mà mình tự tìm ra, tự tổng hợp trên mạng, cộng với một số lời khuyên của các bậc đàn anh.

Bản thân mình thấy nó khá là hữu dụng, hi vọng chúng cũng sẽ hữu dụng với các bạn.

Continue reading Cách tiếp cận 1 ngôn ngữ/công nghệ mới – Phần 1