Đầu năm, mình hay nghe mấy bạn HR, mấy bạn manager mình quen kể về mấy ông senior “giả cầy” – title là senior, đòi mức lương senior nhưng trình độ chỉ hơn junior, thái độ thì … chán chả buồn nói!
Do vậy, mình chia sẻ những biểu hiện/phương pháp để trở thành senior “giả cầy”, giúp các bạn biết đường né và phòng tránh nha!
Nếu các bạn đọc xong, thấy nhột nhột kiểu “Sao giống nói mình quá vậy?” thì cứ tự nhủ “Chắc thằng Code Dạo nó chừa mình ra” nha!
(Kiếm hình “giả cầy” bỏ vào cho bài viết hấp dẫn và “ngon ăn” hơn nhé, mlem mlem đói quá)
Chửi và chê liên tu bất tận
Sau vài năm làm việc, thường thường mấy ông senior “giả cầy” sẽ biết vài điều về qui trình làm việc, về cách viết code. Thế nhưng, khi thấy cái gì không đúng, không phù hợp, thay vì góp ý để cải thiện, các senior “giả cầy” thường chỉ biết cách chê và … chửi:
- Code của dự án hơi lởm, không có test hay document. Thay vì ngồi viết document và test, chỉ việc chửi “mấy đứa ban đầu làm dự án ngu bỏ mẹ, méo biết code”.
- Junior mới vào công ty, học chậm, viết code chưa tốt. Thay vì hướng dẫn và hỗ trợ junior, chỉ ngồi chửi “junior code ngu bỏ mẹ”.
- Dự án chậm deadline, task dí. Thay vì tìm cách giải quyết như giảm requirement, OT thêm; lại ngồi chửi “bọn PM ngu bỏ mẹ, quản lý dự án như ….”
À quên, nếu là senior giả cầy, bạn phải nhớ một điều là: dự án thành công là nhờ công của mình, còn thất bại là do “bọn” PM, QA/tester, “bọn” junior nhé.

Không thèm/không cần học thêm cái mới
Khi ngồi quá lâu ở 1 công ty hoặc 1 team, trở thành key member, bạn sẽ cảm thấy mọi công việc không còn quá thử thách nữa, chỉ đơn thuần là “biết” và “quen tay” là xong.
Nếu là senior “giả cầy”, bạn sẽ nghĩ rằng mình đã đủ giỏi, mình biết cả rồi! Không cần phải đú đởn chạy theo công nghệ, học cái mới như mấy thằng Code Dạo trẻ trâu làm gì!
Nếu bạn xác định muốn gắn bó cả đời với một công việc, một công ty, thì điều này chẳng sao cả. Còn nếu lỡ xui công ty chán, muốn nhảy việc, sa thải bớt nhân sự thì … hên xui nha!

Mình là siêu nhân, không cần làm theo qui trình
Lại nói về chuyện làm lâu! Thường thì khi trở thành key member, bạn sẽ có nhiều “quyền lực” hơn (quyền được deploy code, access database production v..v). Cái này thì công ty nào cũng có!
Tuy nhiên, khi công ty lớn lên, để mọi thứ hoạt động ổn định, cả team thường đặt ra qui trình:
- Viết code phải có người review trước khi merge, phải rebase + squash trước khi merge
- Viết commit message rõ ràng. Đặt tên branch phải theo chuẩn A,B,C gì đó
- Chỉ deploy code vào những lúc nhất định (trừ trường hợp cần hotfix)
Qui trình này giúp mọi thứ hoạt động trơn tru, hạn chế lỗi. Tuy nhiên, các senior “giả cầy” đôi khi lại … lười, hoặc ỷ mình là senior nên thích “vượt qui trình” cho vui:
- Tự viết code tự review, tự approve vì … chờ review lâu quá
- Viết code xong tự deploy để test vì … ở local không có dữ liệu để test
- Lén lén hotfix/commit code mà không cho ai biết
Mấy cái này mình từng gặp khi đi làm rồi chứ không phải bịa nha. Gặp mấy trường hợp này chỉ có nước báo lên team leader/engineering manager để họ xử lý thôi, chứ phận dev cỏ như chúng ta không làm được gì đâu.

Không thèm tiếp thu ý kiến từ người khác
Nhắc chuyện review code mới nhớ. Một điều khác giúp bạn dễ nhận biết senior “giả cầy” đó là họ luôn cho rằng mình đúng, không thèm tiếp thu ý kiến của người khác:
- Khi review code, có người góp ý về design, về cách viết code. Họ sẽ xù lông lên chống trả
- Khi thảo luận vấn đề kĩ thuật, họ luôn chắc chắc 100% là cách của mình đúng; còn mấy đứa cãi lại mình … ngu bỏ mẹ, méo biết gì
- Khi bảo họ viết test, viết documentation, họ cho rằng thứ đấy .. nhảm nhí, vô bổ, viết chán, mất thời gian (Hoặc như mấy bác ở phần 1 lại chửi vì code ko có documentation hay test)
- Khi góp ý cho họ về thái độ/phương thức làm việc, họ chỉ ậm ừ nhưng … bỏ qua hoặc chả thay đổi gì.

May mắn là những điều này có thể nhận biết dễ dàng trong quá trình phỏng vấn, nói chuyện. Nếu các bạn tuyển người mà thấy ứng viên kiểu “tao nói cái gì cũng đúng” thì nhớ né né ra nhé, sau này làm chung mệt lắm đấy.
Tạm kết
Đấy, nếu bạn đang làm senior, cảm thấy mình bị dính một vài triệu chứng kể trên thì nhớ … len lén sửa dần, kẻo lại bị đàn em khinh thường hay cấp trên khinh bỉ nha.
Nếu bạn nào đang tuyển đồng đội, kiếm người mà thấy ứng viên có những đặc tính như này thì nhớ né ra nha, kẻo rước phải “senior giả cầy” về đấy!
À quên mất, xung quanh bạn có ông senior giả cầy nào không? Nếu có thì comment kể cho mọi người nghe với!
Chết cha, mình là giả cầy à. 😀
LikeLike
Chắc nó né mình ra 😀
LikeLike
99% là thái độ 1% còn lại cũng là thái độ hả anh? :v
LikeLike
Hix, có dính một ít mắm tôm rồi. Càng làm lâu càng nhận ra thái độ là cái quan trọng nhất
LikeLike
E chỉ mới Junior giả cầy thôi :v
LikeLiked by 1 person
Hoàng viết một đoạn văn và bạn có thể viết một bài luận từ đoạn văn đó.
Nhưng trong đầu Hoàng lúc viết thực ra là viết cho có thôi, không có nội dung gì.
Hay đấy 🙂
LikeLike
may quá mình mới chỉ là internShip giả cầy
LikeLike
có ai giống mình ko … phận đại ca mỗi lần chỉ tụi nó mà ko dám chửi sợ nó giận nó bỏ cty thì mình ngồi code chết mẹ ^^
LikeLike