Tag Archives: fpt

Kinh nghiệm làm việc cho công ty product – Làm sao học và kiếm triệu đô từ blockchain

Hôm trước, mình có làm livestream nhẹ về kinh nghiệm làm việc tại công ty startup/product, kinh nghiệm làm blockchain với anh Trần Hoàng Giang – Giảm độc sản phẩm của AkaChain.

Do clip hơi dài nên mình tóm tắt lại 1 vài cái hay ho mà 2 anh em chém gió cho các bạn nhen:

  • Có phải làm outsourcing/IT services chỉ là gia công “đưa gì code nấy”, như “thợ hồ công nghệ”? Tuỳ dự án, ở tầm IT Services thì chúng ta sẽ lo toàn bộ từ architecture design, UI/UX Design, vận hành hệ thống, tư vấn cho khách hàng, chứ không chỉ là đi kiếm requirement rồi làm việc.
  • Nên làm outsourcing/IT services hay làm product/sản phẩm? Mỗi thứ đều có cái hay riêng. Làm IT services sẽ học được về qui trình, document, domain của khách hàng nhưng hơi gò bó. Làm product thì vui hơn, được quyết định nhiều thứ hơn, nhưng cũng khó khăn và phải mò mẫm nhiều hơn.
  • Làm product/startup có gì vui? Làm ra sản phẩm thật, có user dùng chứ không chỉ là code rồi bàn giao. Dev ở product/startup có tiếng nói hơn, được tham gia quyết định hướng đi của sản phẩm.
  • Muốn làm product/startup thì cần những tố chất gì? Phải biết ôm đồm nhiều thứ như full stack, đôi khi nhảy cóc từ front-end, back-end tới DevOps. Phải có cái nhìn sản phẩm, code 1 chức năng cũng biết suy nghĩ cho người dùng chứ không chỉ thuần là code

 

  • Về AkaChain (akachain.io): AkaChain là 1 hệ thống định danh điện tử, dựa trên công nghệ blockchain, hỗ trợ các doanh nghiệp thiết lập hệ thống điểm thưởng, chăm sóc khách hàng mà vẫn đảm bảo tính privacy.
  • Kinh nghiệm tự tìm hiểu blockchain: Đừng cố gắng build một 1 blockchain ngay từ đầu, mà hãy thử build ứng dụng dựa trên cái có sẵn, vừa làm vừa tìm hiểu dần dần.
  • Một số kĩ năng cần có để làm về blockchain: Lập trình back-end (Golang, Rust hoặc NodeJS), hiểu biết về Server/DevOps, cách triển khai các hệ thống phân tán
  • (30s quảng cáo) Tại akaChain nói riêng, cũng như FPT Software nói chung, có khá nhiều dự án làm product hay ho, các bạn mới ra trường hoặc thích làm product có thể tìm hiểu nhé.

Các bạn quan tâm có thể xem clip full 60 phút không che tại đây nha:

Bí quyết để đạt lương “khủng” trong ngành IT mà *éo ai nói cho bạn biết

Hiện tại, ngành IT là một ngành có mức lương khá ổn. Tuy không phải ai cũng được mức vài nghìn đô như lều báo bơm thổi, phần lớn chúng ta đều có mức lương kha khá, đủ sống, cao hơn chút so với mặc bằng chung.

Lâu lâu, mình lại nhận được những câu hỏi như:

  • Tại sao em làm hoài mà không lên chức được, lương cứ lẹt đẹt chừng ấy
  • Làm bao lâu thì mới được mức lương XXX

Do vậy, trong kì này mình sẽ chia sẻ một số bí quyết để đạt lương “khủng” mà ít người nói cho bạn biết nhé!

Còn nếu bạn thắc mắc là lương mình cỡ nào mà bày đặt chia sẻ ấy thì… kéo xuống nhìn biểu đồ cuối bài viết nhé hihi.

Continue reading Bí quyết để đạt lương “khủng” trong ngành IT mà *éo ai nói cho bạn biết

5 thái độ cần có của một developer thành công

Khi đã đi làm một thời gian, các bạn sẽ nhận ra nhận ra một điều là, đôi khi thái độ còn quan trọng hơn trình độ.

Công việc chính của lập trình viên là viết code, giải quyết vấn đề, tạo ra sản phẩm. Lẽ dĩ nhiên, trình độ code cao sẽ giúp bạn làm việc có năng suất hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn.

Tuy vậy, để thành công và phát triển trong ngành này, bạn cũng phải có thái độ đúng đắn. Thái độ là cách bạn nhìn nhận công việc, cuộc sống, cách bạn hành xử khi gặp những vấn đề trong công việc.

Trong bài này, mình sẽ chia sẻ một số thái độ mà lập trình viên nên có để thành công trong ngành nhé!

Continue reading 5 thái độ cần có của một developer thành công

Tự ti, phân vân, lo lắng, nghi ngờ bản thân,… những cảm xúc tiêu cực mà sinh viên IT/ lập trình viên nào cũng sẽ gặp phải

Cách đây không lâu, mình có nhận được một lời tâm sự từ một bạn sinh viên IT:

Hiện em đang là sinh viên năm 3 của trường Bưu Chính Viễn Thông. Hôm nay em nhắn cho a cái gmail này vì em không viết phải nói ra với ai và như nào được nữa ạ. 
E đang rất lo lắng và sợ hãi nhưng em cứ trơ ra và không biết sợ là gì ạ. @@ 
Em theo học công nghệ thông tin của trường tính đến nay là năm thứ 3. Điểm của em rất rất kém ạ, hiện tại là là mức trung bình. 
Em không có một định hướng nghề nghiệp gì cho bản thân cả. em xin lỗi vì lại hỏi anh ngay cả trong khi bản thân em cũng không có một chút định hướng nào. 
Em thấy bản thân mình không bằng bạn bằng bè quá nhiều. Lực học rồi đến cả sự cố gắng cũng k đủ. hay bỏ dở giữa chừng, chẳng làm cái gì ra hồn và đúng là em chưa bao giờ lam được chuyện gì ra hồn cả ạ. mấy năm là sinh viên đi học. em mải làm thêm kiếm tiền mà bỏ học trên lớp. em không lên lớp nghe giảng. đi thi cuối kì môn đc thi môn không. môn được thi em thi chỉ đủ điểm qua. có nhưng môn em học lại đến lần thứ 3 mà vẫn k qua. chỉ vì em không lên lớp. mấy ngôn ngữ học trên trường hiện tại em cũng chỉ biết một chút về ngôn ngữ C.

Bạn sinh viên gửi thư có vẻ hơi thiếu tự tin và nghi ngờ về khả năng của bản thân, lo lắng khi thấy mình không bằng bạn bằng bè. Mình nghĩ rằng không chỉ bạn ấy, mà ngay cả mình, hoặc các bạn đọc của blog này chắc cũng đã từng có những suy nghĩ như vậy.

Do vậy, mình viết bài này để trải lòng về những cảm xúc tiêu cựcsinh viên IT và các bạn mới đi làm hay gặp phải, cũng như cách để vượt qua chúng nhé.

Continue reading Tự ti, phân vân, lo lắng, nghi ngờ bản thân,… những cảm xúc tiêu cực mà sinh viên IT/ lập trình viên nào cũng sẽ gặp phải

Được gì mất gì khi học lập trình bằng tiếng Việt

Hiện tại, nhiều trường đại học vẫn dạy các môn lập trình bằng tiếng Việt. Hãy cùng mình tìm hiểu xem bạn sẽ phải chịu những thiệt thòi gì khi phải học lập trình bằng tiếng Việt nhé.

Học bằng tiếng Việt thì được gì?

Có thể nói, lập trình là một ngành khó. Không chỉ đòi hỏi suy nghĩ logic, bạn còn phải làm quen với rất nhiều khái niệm mới lạ như function, object, pointer, ….

Ở những giai đoạn đầu của việc học lập trình, sử dụng tiếng Việt sẽ giúp bạn thấy dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn. Các khái niệm như biến, mảng, con trỏ, vòng lặp được dịch ra tiếng Việt sẽ dễ hiểu hơn.

Với những môn phức tạp khác như Cấu trúc dữ liệu giải thuật, hướng đối tượng, … ta phải tiếp xúc với nhiều khái niệm rắc rối, các thuật toán dài dòng. Lúc này, học bằng tiếng Việt sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, giúp ta dễ nhớ, dễ thấm hơn.

6791103659_faa149d9c4_b

Song, học lập trình tiếng Việt cũng làm bạn thiệt thòi rất nhiều? Không tin à, đọc phần dưới nhé.

Continue reading Được gì mất gì khi học lập trình bằng tiếng Việt

Vài lời khuyên và định hướng chọn trường cho các bạn trẻ

Sắp tới tháng 7, một mùa thi đại học nữa sắp bắt đầu. Mình viết bài này để chia sẻ một số lời khuyên + định hướng về việc chọn trường đại học cho các em cấp 3, một ngưỡng cửa khá quan trọng của cuộc đời.

Đa phần các bạn đọc của blog đã là sinh viên đại học, hoặc đã đi làm nên chắc cũng ko cần đọc bài này. Tuy nhiên, hãy share nó cho em/cháu bạn hoặc phụ huynh của các em,  nó sẽ giúp họ có cái nhìn đúng hơn trong việc chọn trường cho con cháu.

khoi-d-nen-thi-truong-gi

Continue reading Vài lời khuyên và định hướng chọn trường cho các bạn trẻ

Chuyện ngày xưa – tôi đã viết sách như thế nào?

Đêm nay mưa rả rích, gió xì xào, ngoài hè văng văng tiếng dế kêu da diết, làm mình bỗng nhớ nhà, nhớ trường, nhớ quê. Lục đống hình ngày xưa ra xem bỗng thấy một cuốn sách bìa xanh xanh vàng vàng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa ùa về, đành kể lại cho mọi người nghe để trải lòng vậy.

13

Bạn nào từng đọc phần About me chắc cũng thấy mình từng đề cập đến cuốn này. Đây là một cuốn sách mình viết vào năm 2013, khoảng năm 3 Đại học. Có thể xem nó là tiền thân hoặc ông cố nội của blog toidicodedao bây giờ.

Để mình kể cho các bạn nghe, đằng sau 2 tấm bìa xanh xanh vàng vàng là 1 tháng trời công sức và mồ hôi và nước mắt của bao nhiêu thế hệ sinh viên FPT.

Continue reading Chuyện ngày xưa – tôi đã viết sách như thế nào?

Sự thật đắng lòng: Đôi khi cắm đầu ngồi CODE là cách … ngu nhất để giải quyết vấn đề 

Qua bài viết về button trị giá 300 triệu đô, mình thấy các bạn có vẻ hào hứng với những bài viết theo phong cách kể chuyện. Vì vậy, ở bài viết này, mình sẽ bắt đầu bằng cách kể một câu chuyện nho nhỏ về 1 chàng coder nghèo tên K (Gọi là Khoa Khoe Khoang hay Khải gì đó tuỳ bạn).

Tiếp xúc với máy tính từ năm 10 tuổi,  K vô cùng ngạc nhiên trước sức mạnh của cỗ máy vô tri vô giác ấy, và nuôi mơ ước trở thành một lập trình viên. Lên cấp 3, nhờ giỏi Toán, K được vào lớp chuyên Toán của trường. Với niềm đam mê lập trình, K nhanh chóng tiếp cận và thành thạo Pascal, C, giật được vài giải Olympic tin học.

Nhờ điểm cao, K đậu vào một trường đại học công khá danh tiếng. Vào trường, được học thêm Ngôn ngữ lập trình, về Cấu trúc dữ liệu và thuật toán, K càng ngày càng thích code hơn. K code ngày code đêm, cắm đầu vào luyện thuật toán cho thành guru, lúc rảnh rỗi K lại kiếm sách bài tập làm… cho đã thèm. K luôn nộp bài sớm hơn các bạn để thể hiện sự hơn người của mình. Do suốt ngày chỉ biết cắm mặt vào máy tính, K trải qua 4 năm đại học mà vẫn FA…

FSOFT-GST

Continue reading Sự thật đắng lòng: Đôi khi cắm đầu ngồi CODE là cách … ngu nhất để giải quyết vấn đề 

Những điều trường đại học không dạy bạn – Phần 3

Đây là phần cuối trong series bài viết 3 phần “Những điều trường đại học không dạy bạn”:

  1. Kĩ thuật lập trình
  2. Cách nâng cao giá trị bản thân
  3. Thành công và thăng tiến trong môi trường làm việc

Trong phần cuối của loạt bài, mình sẽ nói về những điều mà bạn-nào-cũng-muốn-biết-nhưng-trường-học-không-dạy, đó là : Cách thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.

Mình tổng hợp những điều này một phần từ sách vở, một phần từ pluralsight, một phần nhờ sự được các anh senior, PM, team leader chia sẻ. Có thể chúng không đúng 100%, nhưng biết những điều này sẽ giúp con đường nghề nghiệp của bạn bằng phẳng và “dễ thở” hơn rất nhiều.

Continue reading Những điều trường đại học không dạy bạn – Phần 3

Những điều trường đại học không dạy bạn – Phần 2

Đây là phần hai trong series bài viết 3 phần “Những điều trường đại học không dạy bạn”:

  1. Kĩ thuật lập trình
  2. Cách nâng cao giá trị bản thân
  3. Thành công và thăng tiến trong môi trường làm việc

Cảm ơn sự quan tâm các bạn đã dành cho phần 1 của bài viết này. Nối tiếp phần 1, ở phần này mình sẽ nói chi tiết cách nâng cao giá trị bản thân – một thứ quan trọng không kém khả năng kĩ thuật.

Continue reading Những điều trường đại học không dạy bạn – Phần 2