Ở hai kì trước, mình đã giúp các bạn hiểu tổng quát cloud là gì, cũng như những dịch vụ mà Cloud cung cấp.
Tuy nhiên, khi chém gió về Cloud, có thể các bạn sẽ bị hỏi: Ủa vậy Cloud nó có gì hay ho? Tại sao phải dùng Cloud, nó có ưu nhược điểm gì không? Khi nào nên và khi nào không nên dùng Cloud!
Do vậy, trong bài này, mình sẽ chia sẻ về những ưu nhược điểm của Cloud so với việc tự host, để chúng ta có thể đưa ra lựa chọn cho phù hợp nhé.
Hôm trước, mình đã chia sẻ về khái niệm Cloud là gì, cũng như một số ưu điểm của Cloud rồi.
Trừ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ Cloud, hoặc các công ty siêu bự ra; đa phần các công ty không tự xây dựng hệ thống Cloud của riêng mình, mà sử dụng dịch vụ Cloud được bên thứ ba cung cấp.
Hiện tại, 3 nhà cung cấp dịch vụ Cloud (Gọi tắt là Cloud Provider) phổ biến nhất là AWS – Amazon Web Service của Amazon, Azure của Microsoft, và GCP – Google Cloud Platform của Google.
Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ về sự ra đời và thị phần của các dịch vụ này nha!
Do vậy, ở những bài đầu tiên của series, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về cloud là gì, những vấn đề mà nó giải quyết, những lý do mà chúng ta nên sử dụng cloud nhé!
Sau một thời gian ấp ủ cũng khá lâu, hôm nay Code Dạo quay lại, viết một series hoàn toàn mới, hướng dẫn các bạn Nhập Môn về Cloud nha.
Sao đến bây giờ Code Dạo mới nói về Cloud?
Cách đây vài năm, đi đâu các bạn cũng sẽ nghe giang hồ ra rả về công nghệ Điện Toán Đám Mây, về Cloud Computing. Người ta bảo rằng nó là tương lai của công nghệ blah blah blah.
Bản thân mình thích đi ngược số đông, thấy công nghệ gì được bà con tung hô thì mình rất là dị ứng (Trước là Cloud, Angular 2, rồi React, gần đây là Bitcoin với Blockchain).
Mình thường hay đợi tới khi nó production-ready, được nhiều công ty sử dụng, mang lại lợi ích thực tế cho người dùng thì mới bắt đầu tìm hiểu.
Thời đấy, ban đầu chỉ có mỗi Amazon cung cấp dịch vụ Cloud Computing. Thế nhưng, nhu cầu ngày càng nhiều, doanh thu của Amazon Web Service – dịch vụ cung cấp Cloud của Amazon phát triển ngày càng vượt bật.
Thấy ngon ăn, Microsoft cũng nhảy vào với Azure, Google thì chậm chân hơn, cho ra đời Google Cloud Platform. Nhờ có sự cạnh tranh, giá thành cloud dễ chịu hơn, các công cụ hỗ trợ nhiều hơn, tài liệu học nhiều hơn.
Amazon, Microsoft và Google cạnh tranh thị trường Cloud
Hiện tại, các công ty sử dụng Cloud càng ngày càng nhiều, các qui trình cũng như best practice cũng đã rõ ràng. Cloud đã chứng minh được nó là một công nghệ có ích, được sử dụng nhiều, đáng học.
Do vậy Code Dạo mới cắm đầu vào học, tìm hiểu và chia sẻ!
Gần đây, có vài bạn đang tự học về Cloud, nhờ mình giải thích một số khái niệm cơ bản trong Cloud Computing.
Do sắp tới mình cũng sẽ viết series Cùng Học Cờ Lao – Tìm Hiểu Cloud Computing cùng Code Dạo, nên mình viết bài này để ôn lại kiến thức căn bản, đồng thời giới thiệu sơ cho những bạn muốn tìm hiểu luôn nha.
Đây là 3 khái niệm khá quan trọng, nắm được chúng ta bạn đã hiểu tới 69.96% những service do các cloud provider cung cấp rồi.
Tuy vậy, do đọc nghe na ná nhau nên chúng khá dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, mình sẽ giải thích những thứ này một cách bình dân, dễ hiểu, dễ nhớ nhé.
Thời gian gần đây, đi liền với sự nổi dậy của cloud computing, microservice cũng đang dần trở thành một từ khóa hot. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về microservice một cách đơn giản, dễ hiểu cho bà con gần xa.
Micro là rất nhỏ, service là dịch vụ, vậy microservice nghĩa là… dịch vụ vô cùng nhỏ. Nói đơn giản, microservice là một kiếu kiến trúc phần mềm. Các module trong phần mềm này được chia thành các service rất nhỏ (microservice).
Có vẻ phức tạp ha? Ủa mà vậy thì liên quan gì đến cái bồn cầu nhỉ?? Đọc hết bài rồi sẽ hiểu ngay thôi!
Ở bài viết trước, mình đã giới thiệu về sự ra đời của Nhận Diện Idol. Ở phần này, mình sẽ tập trung về khía cạnh techincal như kiến trúc tổng thể và công nghệ sử dụng trong ứng dụng nhé.
Gần đây, mình có viết một ứng dụng mang tên “Nhận diện Idol” để nhận diện các diễn viên nổi tiếng Nhật Bản. Ứng dụng hơi bị “nổi” vượt quá mong đợi (đến mức làm mình sạch tiền, phải tạm dừng hoạt động), gây ra bao chuyện dở khóc dở cười.
Hiện tại, ứng dụng đã ngưng hoạt động (Cứ vào thử nếu hữu duyên sẽ chạy được). Nhiều bạn ngỏ ý muốn xin source code để học hỏi (Quả là bể học vô biên, thiện ***tai). Anh Thuận bên azurevn.net cũng có đề nghị mình viết vài dòng về Microsoft Cognitive API.
Do vậy, mình viết luôn một series giới thiệu công nghệ và hướng dẫn viết một chương trình tương tự:
Phần 1 – Chuyện ngày xưa – về sự ra đời của Nhận Diện Idol
Ngoại trừ phần 1 là kể chuyện nhẹ nhàng giải trí, các phần còn lại đều khá nặng về kĩ thuật, cần kiến thức lập trình cơ bản. Phần 3 tới 6 sẽ hướng dẫn các bạn tự viết một chương trình tương tự Nhận diện Idol.
Các bạn cùng thưởng thức câu chuyện hài hước lý thú trong phần 1 này nhé.